Quy định về cấp Giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện nay như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng?
Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng?
Căn cứ theo Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 06/2021/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, theo đó được quy định cụ thể như sau:
- Sở Xây dựng cấp, điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng đối với các công trình như sau:
+ Công trình xây dựng cấp I, cấp II.
+ Công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đã được xếp hạng thuộc địa giới hành chính do tỉnh quản lý
+ Công trình xây dựng cấp I, cấp II trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại các Quyết định:
Quyết định 549/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2014 về việc ban hành danh mục các tuyến, trục đường phố chính tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (đợt 1).
Quyết định số 619/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2014 về việc công nhận các tuyến, trục đường phố chính trên địa bàn thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh.
Quyết định 1600/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2014 về việc công nhận các tuyến, trục đường phố chính tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (đợt 2).
Quyết định 2516/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2014 về việc công nhận các tuyến, trục đường phố chính tại các đô thị trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
Quyết định 298/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2015 về việc công nhận các tuyến, trục đường phố chính trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Các Quyết định khác của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công nhận các tuyến, trục đường phố chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
+ Công trình biệt thự thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt theo Quyết định 47/2017/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành quy định bảo tồn, quản lý, sử dụng quỹ biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
+ Công trình cụ thể được xác định trong đồ án quy hoạch chung đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án đầu tư đã được UBND tỉnh quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư.
- Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh cấp, điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng đối với các công trình trong phạm vi ranh giới đất được giao quản lý (trừ công trình xây dựng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này).
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) cấp, điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị và các công trình còn lại thuộc địa bàn do mình quản lý (trừ công trình xây dựng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này).
Cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được quy định như thế nào? Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng?
Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng có thời hạn?
Căn cứ khoản 1 Điều 94 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 33 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), theo đó điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng có thời hạn gồm:
- Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Phù hợp với mục đích sử dụng đất được xác định tại giấy tờ hợp pháp về đất đai của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn;
- Khi hết thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất, chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ. Trường hợp quá thời hạn này mà quy hoạch xây dựng chưa thực hiện được, chủ đầu tư được tiếp tục sử dụng công trình cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất. Việc hỗ trợ khi phá dỡ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Quy mô, thời hạn tồn tại công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn ở tỉnh Lâm Đồng?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 06/2021/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, theo đó:
- Quy mô xây dựng công trình:
+ Diện tích xây dựng và mật độ xây dựng không vượt quá quy định tại đồ án quy hoạch phân khu, diện tích xây dựng theo công trình hiện trạng (đối với khu đất hiện trạng đã có công trình).
+ Tầng cao 01 tầng; hạn chế tối đa thay đổi địa hình hiện trạng.
+ Chiều cao tối đa 7,5 m.
- Vật liệu xây dựng công trình: không sử dụng kết cấu bê tông cốt thép, khuyến khích sử dụng vật liệu kết cấu nhẹ (cấu kiện lắp ghép, tiền chế,...) đảm bảo phù hợp với thời hạn tồn tại của công trình, đồng thời đảm bảo an toàn chịu lực theo quy định.
- Thời gian tồn tại công trình được cấp giấy phép có thời hạn: Cơ quan cấp giấy phép xây dựng trên cơ sở kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 05 năm kể từ ngày quy hoạch phân khu xây dựng được phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?