Quy định về đoạn quản lý của Đại diện biên giới Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc ra sao?

Cho tôi hỏi: Quy định về đoạn quản lý của Đại diện biên giới Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc ra sao? - Câu hỏi của cô P.T (Kiên Giang)

Quy định về đoạn quản lý của Đại diện biên giới Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc?

Căn cứ Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, quy định về đoạn quản lý của Đại diện biên giới được thực hiện theo Phụ lục 9 ban hành kèm theo Hiệp định.

Cụ thể như sau:

(1) Đại diện biên giới đoạn 01: từ mốc giao điểm ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc đến mốc 17.

(2) Đại diện biên giới đoạn 02: từ mốc 17 đến mốc 85.

(3) Đại diện biên giới đoạn 03: từ mốc 85 đến mốc 167.

(4) Đại diện biên giới đoạn 04: từ mốc 167 đến mốc 498.

(5) Đại diện biên giới đoạn 05: từ mốc 498 đến mốc 820.

(6) Đại diện biên giới đoạn 06: từ mốc 820 đến mốc 962.

(7) Đại diện biên giới đoạn 07: từ mốc 962 đến mốc 1300/4.

(8) Đại diện biên giới đoạn 08: từ mốc 1300/4 đến điểm kết thúc của đường biên giới.

Quy định về đoạn quản lý của Đại diện biên giới Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc?

Quy định về đoạn quản lý của Đại diện biên giới Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc? (Hình từ Internet)

Khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm những gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 34/2014/NĐ-CP như sau:

Khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết gọn là khu vực biên giới đất liền) bao gồm xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) có một phần địa giới hành chính trùng hợp với đường biên giới quốc gia trên đất liền.
Danh sách xã, phường, thị trấn khu vực biên giới đất liền có Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với đường biên giới quốc gia trên đất liền.

Theo Nghị định 34/2014/NĐ-CP, có bao nhiêu nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới đất liền?

Căn cứ Nghị định 34/2014/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới đất liền nước Việt Nam.

Theo đó, tại Điều 4 Nghị định 34/2014/NĐ-CP, trong khu vực biên giới đất liền có 09 nhóm hành vi bị nghiêm cấm.

Cụ thể như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới đất liền
1. Làm hư hỏng, hủy hoại, xê dịch hoặc mất mốc quốc giới, dấu hiệu nhận biết đường biên giới, các biển báo “khu vực biên giới”, “vành đai biên giới”, “vùng cấm”, công trình biên giới.
2. Làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, ô nhiễm môi trường của sông, suối biên giới.
3. Cư trú, khai thác lâm thổ sản, thăm dò, khai thác khoáng sản, thủy sản trái phép.
4. Vượt biên giới làm ruộng, rẫy, săn bắn, chăn thả gia súc.
5. Chôn cất, chuyển dịch mồ mả, vận chuyển thi thể, hài cốt, động vật, thực vật và xác động vật qua biên giới không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
6. Bắn súng qua biên giới, gây nổ, chặt phá và đốt cây khai hoang trong vành đai biên giới.
7. Quay phim, chụp ảnh, ghi âm, đo, vẽ cảnh vật ở những nơi có biển cấm trong khu vực biên giới đất liền.
8. Các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, gian lận thương mại.
9. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hiệp định về quy chế biên giới mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký với các nước láng giềng.

Như vậy, trong khu vực biên giới đất liền có các nhóm hành vi bị nghiêm cấm nêu trên.

Những người nào không được cư trú ở khu vực biên giới đất liền?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 34/2014/NĐ-CP như sau:

Cư trú ở khu vực biên giới đất liền
...
2. Những người không được cư trú ở khu vực biên giới đất liền:
a) Người đang thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới đất liền, người chưa được phép xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh;
b) Người đang bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú;
c) Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế;
d) Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.
đ) Người không thuộc diện quy định tại Khoản 1 Điều này;
Các đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản này không áp dụng đối với cư dân biên giới.

Như vậy, người không được cư trú ở khu vực biên giới đất liền được xác định bao gồm:

- Người đang thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới đất liền, người chưa được phép xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh;

- Người đang bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú;

- Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế;

- Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.

- Người không thuộc diện được cư trú ở khu vực biên giới đất liền.

Các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 5 Nghị định 34/2014/NĐ-CP không áp dụng đối với cư dân biên giới.

Biên giới quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Những hành vi nào bị nghiêm cấm để bảo vệ biên giới quốc gia?
Pháp luật
Khi vào khu vực biên giới thì công dân Việt Nam không phải là cư dân biên giới phải chuẩn bị các giấy tờ gì?
Pháp luật
Người dân khu vực biên giới Việt Nam muốn sang khu vực biên giới Campuchia phải được sự cho phép của cơ quan nào?
Pháp luật
Nước có chung biên giới đất liền với nước Việt Nam là nước nào? Phương tiện của nước có chung biên giới vào khu vực cửa khẩu của VN có phải khai tờ khai hải quan không?
Pháp luật
Đỉnh Mẫu Sơn ở đâu? Đỉnh Mẫu Sơn ở tỉnh nào? Sản phẩm du lịch của Đỉnh Mẫu Sơn 2024 gồm những gì?
Pháp luật
Ngày 03 tháng 3 là Ngày Biên phòng toàn dân đúng không? Cách thức tổ chức Ngày Biên phòng toàn dân?
Pháp luật
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì? Mức phạt cao nhất cho người kích động chiến tranh xâm lược nhằm chống lại chủ quyền lãnh thổ Việt Nam là gì?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục thiết lập khu chợ biên giới Việt Nam - Trung Quốc thế nào? Khu chợ biên giới gồm những kiểu chợ gì?
Pháp luật
Mẫu Giấy xác nhận kinh doanh tại khu chợ biên giới của cư dân biên giới Trung Quốc hiện nay thế nào?
Pháp luật
Nội dung đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia gồm những nội dung nào? Cơ quan nào tổ chức thực hiện đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia?
Pháp luật
Nước nào có diện tích lớn nhất thế giới? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới quốc gia?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biên giới quốc gia
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
906 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biên giới quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biên giới quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào