Quy định về đương sự đối với Công đoàn cơ sở khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động như thế nào?
- Quy định về đương sự đối với Công đoàn cơ sở khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động như thế nào?
- Công đoàn cơ sở đại diện cho đương sự khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động thông qua hình thức nào?
- Thủ tục ủy quyền đối với đại diện công đoàn đại diện cho đương sự khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động thông qua hình thức ủy quyền như thế nào?
Quy định về đương sự đối với Công đoàn cơ sở khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động như thế nào?
Tại tiết 1.1 tiểu mục 1 Mục 3 Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023 quy định về tư cách của Công đoàn khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án như sau:
TƯ CÁCH CỦA CÔNG ĐOÀN KHI THAM GIA TỐ TỤNG DÂN SỰ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LAO ĐỘNG, VIỆC LAO ĐỘNG TẠI TÒA ÁN
1. Đương sự
Công đoàn có thể tham gia tố tụng dân sự giải quyết các vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án với tư cách đương sự trong vụ án lao động (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) và đương sự trong việc lao động (người yêu cầu giải quyết việc lao động và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan). Khi tham gia với tư cách là đương sự trong vụ án lao động, việc lao động, Công đoàn có quyền, nghĩa vụ được quy định tại các Điều 70, 71, 72, 73 BLTTDS.
1.1. Đương sự trong vụ án lao động
- Nguyên đơn: Công đoàn tham gia tố tụng dân sự giải quyết TCLĐ tại Tòa án với tư cách là nguyên đơn trong những vụ án lao động mà Công đoàn có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.
- Bị đơn: Công đoàn tham gia tố tụng dân sự giải quyết TCLĐ tại Tòa án với tư cách bị đơn trong vụ án mà NSDLĐ khởi kiện Công đoàn (ví dụ: NSDLĐ kiện CĐCS tổ chức, lãnh đạo cuộc đình công đòi bồi thường thiệt hại do cuộc đình công bất hợp pháp).
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Công đoàn tham gia tố tụng dân sự giải quyết TCLĐ tại Tòa án với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khi Công đoàn không khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án lao động có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của Công đoàn nên Công đoàn tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa Công đoàn tham gia với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
...
Theo đó, Công đoàn cơ sở khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động với 03 tư cách đương sự, bao gồm:
- Nguyên đơn: Công đoàn tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án với tư cách là nguyên đơn trong những vụ án lao động mà Công đoàn có quyền khởi kiện.
- Bị đơn: Công đoàn tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án với tư cách bị đơn trong vụ án mà người sử dụng lao động khởi kiện Công đoàn.
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Khi Công đoàn không khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án lao động có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của Công đoàn thì được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa Công đoàn tham gia với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Quy định về đương sự đối với Công đoàn cơ sở khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động như thế nào?
Công đoàn cơ sở đại diện cho đương sự khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động thông qua hình thức nào?
Tại tiểu mục 2 Mục 3 Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023 quy định Công đoàn cơ sở khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động được đại diện cho đương sự thông qua các hình thức sau đây:
- Người đại diện theo pháp luật: Công đoàn cơ sở là đại diện theo pháp luật cho tập thể lao động khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết các vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án.
- Người đại diện theo ủy quyền:
+ Đại diện Công đoàn tham gia tố tụng dân sự giải quyết các vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án với tư cách đại diện theo ủy quyền của đương sự khi được người lao động, Công đoàn cấp dưới là đương sự trong vụ án lao động.
+ Khi tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của đương sự, tùy tư cách của người lao động, Công đoàn trong các vụ án lao động, việc lao động mà cán bộ Công đoàn có các quyền và nghĩa vụ tương ứng của đương sự.
- Người đại diện do Tòa án chỉ định:
- Công đoàn tham gia tố tụng dân sự giải quyết các vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án trong trường hợp người lao động là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi mà không có người đại diện và Tòa án cũng không chỉ định được người đại diện thì Tòa án chỉ định Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động.
Thủ tục ủy quyền đối với đại diện công đoàn đại diện cho đương sự khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động thông qua hình thức ủy quyền như thế nào?
Tại tiết 2.2 tiểu mục 2 Mục 3 Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023 hướng dẫn thủ tục ủy quyền như sau:
- Đối với NLĐ: NLĐ làm giấy ủy quyền cho Công đoàn thực hiện việc khởi kiện vụ án lao động (trực tiếp ký đơn khởi kiện) theo quy định tại khoản 2 Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và/hoặc tham gia tố tụng giải quyết TCLĐ cá nhân tại Tòa án các cấp (tham khảo Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Hướng dẫn này); Công đoàn được ủy quyền cử cán bộ thực hiện nội dung được ủy quyền.
- Trong trường hợp có nhiều NLĐ có cùng yêu cầu đối với NSDLĐ, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của Công đoàn thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Việc ủy quyền của NLĐ cho Công đoàn cần được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng (phòng công chứng và văn phòng công chứng). Giấy ủy quyền phải quy định rõ các nội dung ủy quyền, kể cả việc ủy quyền ký đơn khởi kiện, đơn khởi kiện bổ sung, ủy quyền tham gia quá trình giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án các cấp, bao gồm cả kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm.
Trường hợp NLĐ làm giấy ủy quyền cho CĐCS và CĐCS muốn ủy quyền lại cho công đoàn cấp trên tham gia tố tụng (nếu CĐCS không tham gia được) thì nội dung giấy ủy quyền cần ghi rõ người nhận ủy quyền được phép ủy quyền cho người thứ ba thực hiện các hoạt động đại diện cho NLĐ tham gia tố tụng.
Đối với tổ chức công đoàn: CĐCS làm giấy ủy quyền cho công đoàn cấp trên khởi kiện và/hoặc tham gia tố tụng dân sự giải quyết TCLĐ tập thể về quyền, tham gia tố tụng dân sự giải quyết việc lao động tại các cấp Tòa án. Công đoàn cấp trên được ủy quyền cử cán bộ thực hiện nội dung được ủy quyền.
Công đoàn có quyền khởi kiện vụ tranh chấp về kinh phí công đoàn: sau khi khởi kiện thì công đoàn cấp dưới có quyền ủy quyền cho công đoàn cấp trên tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ tranh chấp tại các cấp Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?