Quy định về Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức như thế nào? Những ai không được bố trí làm thành viên Hội đồng kiểm định?
- Thành viên Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức gồm những ai?
- Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức có nhiệm vụ, quyền hạn ra sao?
- Những ai không được bố trí làm thành viên Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức?
- Trình tự tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào của viên chức được quy định thế nào?
Thành viên Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức gồm những ai?
Ngày 21/02/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 06/2023/NĐ-CP Quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 06/2023/NĐ-CP có quy định về Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
Hội đồng kiểm định
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập Hội đồng kiểm định để tổ chức việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức (sau đây gọi là Hội đồng kiểm định). Hội đồng kiểm định có 07 hoặc 09 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Nội vụ.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo bộ phận tham mưu về công tác kiểm định của Bộ Nội vụ.
c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng đại diện bộ phận tham mưu về công tác kiểm định của Bộ Nội vụ.
d) Các ủy viên khác do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.
Theo quy định trên thì Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập. Trong đó, các thành viên Hội đồng kiểm định bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng;
- Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng đại diện bộ phận tham mưu về công tác kiểm định của Bộ Nội vụ.
- Các ủy viên khác do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.
Quy định về Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức? Những ai không được bố trí làm thành viên Hội đồng kiểm định? (Hình từ Internet)
Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức có nhiệm vụ, quyền hạn ra sao?
Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 06/2023/NĐ-CP, Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp số ý kiến bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức được xác định như sau:
- Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định, Ban coi thi, Ban Thư ký.
- Tổ chức thu chi phí tổ chức kiểm định và sử dụng chi phí tổ chức kiểm định theo quy định.
- Kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định, tổ chức kiểm định theo nội quy, quy chế.
- Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức quyết định công nhận kết quả kiểm định.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kiểm định.
- Hội đồng kiểm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Những ai không được bố trí làm thành viên Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức?
Các đối tượng không được bố trí làm thành viên Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức được quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 06/2023/NĐ-CP như sau:
Hội đồng kiểm định
...
3. Không bố trí những người có quan hệ là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người đăng ký kiểm định hoặc của bên vợ (chồng) của người đăng ký kiểm định; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người đăng ký kiểm định; những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng kiểm định, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng kiểm định.
Như vậy, người không được bố trí làm thành viên Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức bao gồm:
- Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người đăng ký kiểm định hoặc của bên vợ (chồng) của người đăng ký kiểm định;
- Vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người đăng ký kiểm định;
- Người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật.
Trình tự tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào của viên chức được quy định thế nào?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại Điều 9 Nghị định 06/2023/NĐ-CP, trình tự tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào của viên chức được thực hiện như sau:
- Hội đồng kiểm định thông báo danh sách và triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự kiểm định công chức trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày thông báo triệu tập thí sinh, Hội đồng kiểm định tiến hành tổ chức kiểm định.
- Việc tổ chức kiểm định được thực hiện trên máy vi tính.
Kết quả kiểm định được thông báo cho thí sinh được biết ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài kiểm định và không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả kiểm định.
- Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ kiểm định, Hội đồng kiểm định báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức phê duyệt kết quả kiểm định;
Kết quả kiểm định được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Nghị định 06/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 4 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình bao gồm tài liệu nào? Trách nhiệm nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế?
- Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng có phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ không?
- Khi quyết định của Tòa án không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian được tính thế nào?
- Mức phạt lỗi che biển số xe máy, xe ô tô năm 2025 là bao nhiêu? Lỗi che biển số xe bị trừ bao nhiêu điểm GPLX?
- Ý kiến về việc học sinh cần kính trọng biết ơn người lao động? Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng? Học sinh tiểu học có những quyền gì?