Quỹ dự phòng tài chính của Ngân hàng Nhà nước được quản lý và sử dụng như thế nào? Đánh giá lại giá trị tài sản trong trường hợp nào?
Quỹ dự phòng tài chính của Ngân hàng Nhà nước được sử dụng như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 195/2013/TT-BTC quy định như sau:
Quản lý và sử dụng quỹ dự phòng tài chính
1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện trích lập quỹ dự phòng tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 2 Điều 16 Chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg.
2. Quỹ dự phòng tài chính được sử dụng như sau:
2.1. Bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình hoạt động sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng rủi ro trích lập trong chi phí theo quyết định bằng văn bản của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tại điểm 3.3 khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
2.2. Bù đắp khoản chênh lệch chi lớn hơn thu hàng năm (nếu có) do ảnh hưởng từ hoạt động điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm đánh giá, xác định chính xác khoản chênh lệch chi lớn hơn thu do ảnh hưởng từ hoạt động điều hành chính sách tiền tệ. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định (bằng văn bản) và chịu trách nhiệm về việc sử dụng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp chênh lệch chi lớn hơn thu do ảnh hưởng từ hoạt động điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
3. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp các tổn thất, thiệt hại, chênh lệch chi lớn hơn thu hàng năm (nếu có), Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý phần còn thiếu.
Như vậy theo quy định trên Quỹ dự phòng tài chính của Ngân hàng Nhà nước được sử dụng như sau:
- Bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình hoạt động sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng rủi ro trích lập trong chi phí theo quyết định bằng văn bản của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Bù đắp khoản chênh lệch chi lớn hơn thu hàng năm (nếu có) do ảnh hưởng từ hoạt động điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
Quỹ dự phòng tài chính của Ngân hàng Nhà nước được quản lý và sử dụng như thế nào? Đánh giá lại giá trị tài sản trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 195/2013/TT-BTC quy định như sau:
Sử dụng vốn và tài sản
1. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm quản lý, sử dụng, theo dõi toàn bộ vốn và tài sản Nhà nước giao, thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình kinh doanh; quy rõ trách nhiệm và hình thức xử lý đối với từng bộ phận, cá nhân trong trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản, tiền vốn của ngân hàng.
2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản trong các trường hợp sau đây:
2.1. Kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2.2. Chuyển giao, nhượng bán tài sản cho các tổ chức ngoài Ngân hàng Nhà nước.
Việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật. Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm do đánh giá lại giá trị tài sản được thực hiện theo quy định đối với từng trường hợp cụ thể.
3. Chuyển giao, thanh lý, nhượng bán tài sản và tổn thất của Ngân hàng Nhà nước được quy định như sau:
3.1. Việc chuyển giao tài sản Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước và các quy định khác có liên quan.
3.2. Việc thanh lý, nhượng bán tài sản phục vụ nhu cầu công tác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định. Quy trình thanh lý, bán tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật.
3.3. Tổn thất tài sản tại Ngân hàng Nhà nước phải được Hội đồng đánh giá tổn thất do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập xác định. Hội đồng lập biên bản xác định rõ nguyên nhân, mức độ tổn thất và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định xử lý theo nguyên tắc:
a) Nếu do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường;
b) Đối với những tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm;
c) Tổn thất còn lại (sau khi trừ khoản bồi thường của người gây ra và tiền đền bù của tổ chức bảo hiểm) được sử dụng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp.
4. Việc xử lý xoá nợ gốc cho vay và nợ lãi của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước.
5. Vốn và tài sản Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước được kiểm kê tại thời điểm cuối ngày 31 tháng 12 hàng năm. Số chênh lệch về hiện vật và giá trị qua kiểm kê được xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên Ngân hàng Nhà nước thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản trong 02 trường hợp sau:
- Kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Chuyển giao, nhượng bán tài sản cho các tổ chức ngoài Ngân hàng Nhà nước.
Việc ghi nhận thu nhập của Ngân hàng Nhà nước dựa trên nguyên tắc gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 195/2013/TT-BTC quy định việc ghi nhận thu nhập của Ngân hàng Nhà nước dựa trên nguyên tắc sau:
- Các khoản thu từ hoạt động tiền gửi, cấp tín dụng và đầu tư là số lãi phải thu trong kỳ được ghi nhận theo nguyên tắc sau:
+ Ngân hàng Nhà nước hạch toán vào thu nhập số lãi phải thu trong kỳ của các khoản tiền gửi, đầu tư và của các khoản cho vay trong hạn.
+ Đối với số lãi phải thu của các khoản cho vay quá hạn không phải hạch toán thu nhập, Ngân hàng Nhà nước theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu nhập.
- Đối với thu nhập từ hoạt động còn lại: Thu nhập là toàn bộ số tiền cung ứng dịch vụ, bán hàng hóa được khách hàng chấp nhận thanh toán, không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền.
- Đối với các khoản thu nhập phải thu đã hạch toán thu nhập nhưng đến kỳ hạn thu không thu được thì Ngân hàng Nhà nước hạch toán giảm thu nhập (nếu cùng kỳ kế toán) hoặc (hạch toán vào chi phí) nếu khác kỳ kế toán và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu nhập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?