Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: Yêu cầu và nội dung lập huy hoạch như thế nào?
- Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh?
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn?
- Yêu cầu về phương án phát triển các ngành quan trọng như thế nào?
- Yêu cầu về phương án tổ chức hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn và phát triển kết cấu hạ tầng?
Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục III Điều 1 Quyết định 642/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
- Các điều kiện tự nhiên, xã hội: thể hiện tính đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh về vị trí địa lý (nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, đầu mối giao lưu quốc tế, nằm vị trí trung tâm của vùng Đông Nam bộ và vùng Đông bằng sông Cửu Long); điều kiện tự nhiên (hệ thống sông Sài Gòn, sống Đồng Nai chảy qua trung tâm Thành phố, rừng ngập mặn Cần Giờ, biển Cần Giờ là cửa ngõ tiến ra biển Đông của Thành phố); điều kiện xã hội (một trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của cả nước, nơi hội tụ văn hóa của các vùng miền trong cả nước);
- Tổng hợp các cơ hội, thách thức: làm rõ những thách thức đối với sự quá tải về cơ sở hạ tầng, ngập nước, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu; gia tăng dân số và an sinh xã hội.
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục III Điều 1 Quyết định 642/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
- Thực trạng phát triển kinh tế, khả năng huy động nguồn lực: làm rõ được vai trò, vị trí trung tâm kinh tế của Thành phố đối với cả nước, vai trò đầu tàu và động lực tăng trưởng của cả nước; thực trạng sắp xếp, tổ chức các hoạt động kinh tế trên địa bàn Thành phố; so sánh kinh tế Thành phố với các thành phố lớn trong khu vực Đông Nam A;
- Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội: thể hiện rõ vai trò trung tâm của Thành phố về y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao đối với vùng và cả nước; đóng góp của lĩnh vực văn hóa - xã hội vào phát triển kinh tế Thành phố; hội nhập quốc tế về văn hóa;
- Thực trạng phát triển khoa học, công nghệ: làm rõ vị trí vai trò trung tâm của Thành phố về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đóng góp của khoa học, công nghệ vào phát triển Thành phố và khu vực; thực trạng phát triển tiềm lực về khoa học, công nghệ;
- Thực trạng công tác đảm bảo quốc phòng - an ninh: làm rõ vị trí, vai trò của Thành phố về đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực phía Nam và cả nước; việc đảm bảo quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế - xã hội; thực trạng phát triển tiềm lực quốc phòng trong tình hình mới với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ;
- Thực trạng tổ chức không gian và phát triển hạ tầng: làm rõ sự phù hợp về bố trí không gian phân vùng chức năng, cực tăng trưởng, các tuyến hạ tầng kỹ thuật và công trình hạ tầng xã hội, các khu chức năng, nhấn mạnh việc hình thành khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông, thành lập thành phố Thủ Đức,
- Thực trạng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường: xác định các nguồn tài nguyên trọng yếu của Thành phố, bao gồm hệ thống sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, biển Đông, rừng ngập mặn Cần Giờ...; thực trạng khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên;
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.
- Yêu cầu về quan điểm, mục tiêu và phương án phát triển:
- Xây dựng quan điểm phát triển: phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở chú trọng đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ; phát triển đột phá trên cơ sở vượt và thu hẹp khoảng cách với một số thành phố lớn của khu vực Đông Nam Á; phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; phát triển Thành phố gắn với liên kết vùng, khu vực, thế giới; phát triển đa trung tâm; hình thành chuỗi đô thị”; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường;
- Xây dựng kịch bản và phương án phát triển: xác định khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, kinh tế số là động lực chính của tăng trưởng kinh tế, tạo bút phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của Thành phố;
- Xây dựng mục tiêu phát triển: xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh, đổi mới sáng tạo; trở thành một trung tâm tài chính quốc tế, trung tâm thương mại quốc tế, trung tâm logistics, trung tâm nghiên cứu phát triển; bắt kịp và vượt một số thành phố lớn khu vực Đông Nam Á; phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục và đào tạo của khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh cơ bản giải quyết tình trạng quá tải về hạ tầng giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường, điều kiện sinh hoạt của người lao động;
- Các nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá:
+ Xác định các nhiệm vụ trọng tâm: nguồn lực cho phát triển, bao gồm nguồn nhân lực chất lượng cao, vốn đầu tư và công nghệ, đất đai; hệ thống cơ sở hạ tầng, bao gồm hạ tầng giao thông kết nối vùng, hạ tầng số, cơ sở hạ tầng xã hội; ô nhiễm môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; phục hồi và phát triển kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19;
+ Xác định các khâu đột phá: đột phá trong thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó chú trọng cơ chế chính sách, cải thiện môi trường đầu tư; đột phá trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, hạ tầng số; đột phá về phát triển kinh tế số: đột phá trong tổ chức chính quyền đô thị, trong đó chú trọng phát triển thành phố Thủ Đức trở thành đô thị sáng tạo, tương tác cao; phát triển trung tâm tài chính quốc tế, trung tâm logistics.
Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: Yêu cầu và nội dung lập huy hoạch như thế nào?
Yêu cầu về phương án phát triển các ngành quan trọng như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục III Điều 1 Quyết định 642/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
- Ngành công nghiệp: phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, sử dụng ít lao động, nhà máy thông minh, sản xuất sản phẩm thông minh; phát triển các nhóm ngành công nghiệp trọng yếu; chuyển từ hoạt động gia công, lắp ráp sang chế tạo, phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung theo mô hình cụm liên kết ngành; chuyển đổi các khu chế xuất và công nghiệp, cụm công nghiệp hiện hữu sang mô hình khu chế xuất và công nghiệp, cụm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
- Ngành dịch vụ: thương mại với vai trò trung tâm bán buôn, đầu mối xuất nhập khẩu, trung tâm mua sắm của cả nước và quốc tế; phát triển kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ hiện đại, kinh doanh trực tuyến. Vận tải và kho bãi gắn với phát triển giao thông thông minh, các trung tâm logistics, cảng biển, cảng hàng không quốc tế, hình thành các trung tâm logistics gắn với phát triển hệ thống cảng biển, bến bãi trong mối liên kết vùng Đông Nam bộ. Tài chính ngân hàng và bảo hiểm gắn với phát triển trung tâm tài chính quốc tế;
- Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm giống cây, giống con của khu vực; phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung;
- Lĩnh vực văn hóa, xã hội: y tế gắn với phát triển y tế thông minh, phát triển mạng lưới bệnh viện theo hướng hiện đại, tăng cường y tế cơ sở, mạng lưới y tế đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Phát triển giáo dục và đào tạo gắn với giáo dục thông minh, phát triển mạng lưới giáo dục - đào tạo đáp ứng về số lượng và chất lượng, đầu tư, hiện đại hóa cơ sở giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Xây dựng, hình thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh; phát triển các cơ sở văn hóa, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc;
- Lĩnh vực quốc phòng - an ninh: thực hiện tốt chủ trương kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế. Xây dựng Thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc, có thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh.
Yêu cầu về phương án tổ chức hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn và phát triển kết cấu hạ tầng?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục III Điều 1 Quyết định 642/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
- Phương án tổ chức hệ thống đô thị và nông thôn (thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch);
- Phương án tổ chức các phân khu chức năng khác. h) Yêu cầu về phương án phát triển hạ tầng đô thị: - Phương án bố trí không gian phát triển;
- Phương án tổ chức không gian phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (thực hiện theo quy định tại các điểm d, e, g, h, i, k khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch): trong giai đoạn đến năm 2030, hoàn thành các dự án giao thông trọng yếu trên địa bàn Thành phố, bao gồm các tuyến đường vành đai, đường cao tốc, đường sắt đô thị,...
Trên đây là một số nội dung quan trọng trong quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xem toàn bộ Quyết định: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?