Quý I 2024 sẽ làm việc với Trung Quốc để tối ưu hóa chi phí vận chuyển và xây dựng con đường chuyên dụng hàng hóa nông sản tại cửa khẩu biên giới?
Quý I 2024 sẽ làm việc với Trung Quốc để tối ưu hóa chi phí vận chuyển và xây dựng con đường chuyên dụng hàng hóa nông sản tại cửa khẩu biên giới?
Ngày 06/02/2024, Chính phủ đã ban hành Công điện 13/CĐ-TTg năm 2024 tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.
Cụ thể theo Công điện 13/CĐ-TTg năm 2024 Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan quán triệt, thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Ưu tiên đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống vận tải gắn kết giữa các trung tâm trong hệ thống dịch vụ logistics nông sản và hỗ trợ phát triển các chuỗi cung ứng nông sản qua đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không thuận lợi, tiết kiệm chi phí vận chuyển nội địa, chi phí logistics.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương trao đổi, làm việc với Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc, Cục Đường sắt quốc gia Trung Quốc, Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc và Chính quyền các tỉnh giáp biên phía Trung Quốc về các giải pháp cấp thiết và trung - dài hạn, giúp tối ưu hóa chi phí, thời gian vận chuyển các mặt hàng nông, lâm, thủy sản; trước mắt là hỗ trợ khai thác tuyến vận tải công-ten-nơ đường sắt liên vận quốc tế Việt - Trung để tăng lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản vận chuyển qua đường sắt nhằm giảm thiểu tình trạng ùn ứ, ách tắc đường bộ qua cửa khẩu biên giới thời gian qua.
- Tập trung tổ chức các giải pháp nhằm hiện đại hóa hệ thống đường sắt và nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt để tăng lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc. Trước mắt, sớm thống nhất tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối hệ thống đường sắt tại cửa khẩu Lào Cai (tỉnh Lào Cai) để tạo thuận lợi cho giao nhận hàng hóa bằng đường sắt tại cửa khẩu này.
- Trong Quý I năm 2024, chủ trì, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương trao đổi, làm việc phía Trung Quốc để tối ưu hóa chi phí vận chuyển, thủ tục thông thường, nhanh chóng xây dựng đường chuyên dụng hàng hóa nông sản tại các cặp cửa khẩu phụ giáp biên (Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh, Lai Châu, Hà Giang) có tính kết nối các trục giao thông đang xây dựng để thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân địa phương, doanh nghiệp hai nước, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu hai phía.
=> Như vậy, trong Quý I năm 2024 Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương trao đổi, làm việc phía Trung Quốc để tối ưu hóa chi phí vận chuyển, thủ tục thông thường, nhanh chóng xây dựng đường chuyên dụng hàng hóa nông sản tại các cặp cửa khẩu phụ giáp biên (Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh, Lai Châu, Hà Giang) có tính kết nối các trục giao thông đang xây dựng để thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân địa phương, doanh nghiệp hai nước, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu hai phía.
Năm 2024 sẽ phối hợp với Trung Quốc để tối ưu hóa chi phí vận chuyển và xây dựng con đường chuyên dụng hàng hóa nông sản tại cửa khẩu biên giới? (Hình từ Internet)
Có những loại dịch vụ Logistics nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP phân loại những dịch vụ logistcs được cung cấp như sau:
(1) Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
(2) Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
(3) Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
(4) Dịch vụ chuyển phát.
(5) Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
(6) Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
(7) Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
(8) Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
(9) Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
(10) Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
(11) Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
(12) Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
(13) Dịch vụ vận tải hàng không.
(14) Dịch vụ vận tải đa phương thức.
(15) Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.
(16) Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
(17) Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.
Theo đó, có 17 loại dịch vụ Logistics được cung cấp như trên.
Mục tiêu của đề án phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam như thế nào?
Căn cứ theo Mục I Điều 1 Quyết định 169/QĐ-TTg năm 2014 quy định mục tiêu của việc phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam như sau:
- Mục tiêu chung:
Phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động giao thông vận tải; góp phần thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
- Mục tiêu cụ thể
+ Giai đoạn đến năm 2020: Phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác, sử dụng hệ thống cảng biển, đặc biệt là các cảng biển quốc gia; góp phần thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
+ Giai đoạn đến năm 2030: Phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải thành một ngành dịch vụ quan trọng tại Việt Nam, đóng góp từ 5 - 10% vào tổng thu nhập sản phẩm quốc gia - GDP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?