Quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp của người làm công tác thư viện cộng đồng như thế nào?
Tiêu chuẩn của người làm công tác thư viện cộng đồng là gì?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 93/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn của người làm công tác thư viện cộng đồng như sau:
Điều kiện thành lập thư viện cộng đồng
1. Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 16 của Luật Thư viện, không trái với quy định của pháp luật; có đối tượng phục vụ là người dân trong cộng đồng và các đối tượng khác phù hợp với mục tiêu hoạt động của thư viện.
2. Có ít nhất 1.500 bản sách (bao gồm tài liệu số).
3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Diện tích và hạ tầng bảo đảm bảo quản tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện với không gian đọc ít nhất 25 m2 dành cho người sử dụng thư viện;
b) Bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan, trang thiết bị an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy; không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông trong khu vực.
4. Người làm công tác thư viện phải tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên; có ít nhất 01 người đã tham gia tập huấn hoặc được hướng dẫn nghiệp vụ về thư viện.
Như vậy, tiêu chuẩn của người làm công tác thư viện cộng đồng như sau:
- Tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên;
- Có ít nhất 01 người đã tham gia tập huấn hoặc được hướng dẫn nghiệp vụ về thư viện.
Quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp của người làm công tác thư viện cộng đồng như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp của của người làm công tác thư viện cộng đồng như thế nào?
Theo Điều 4 Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác thư viện Quyết định 3815/QĐ-BVHTTDL năm 2022 quy định về quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp của của người làm công tác thư viện cộng đồng như sau:
Quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp
1. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thông tin, tài sản và tiện ích thư viện.
2. Trung thực, khách quan, thẳng thắn; làm việc khoa học, có chính kiến rõ ràng; có tâm huyết, khát vọng cống hiến cho sự nghiệp phát triển của ngành; không ngừng học hỏi, đổi mới, cải tiến quy trình làm việc, đảm bảo chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thư viện đáp ứng nhu cầu người sử dụng thư viện, góp phần nâng cao uy tín nghề nghiệp; nắm vững và thường xuyên cập nhật các quy định pháp luật trong lĩnh vực thư viện.
3. Lấy người sử dụng thư viện làm trung tâm, xây dựng môi trường thân thiện, bình đẳng, tạo điều kiện để người sử dụng thư viện tiếp cận, sử dụng tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện; tạo lập môi trường thư viện thân thiện, thuận lợi, bình đẳng cho người sử dụng thư viện mọi lúc, mọi nơi.
4. Trang phục gọn gàng, lịch sự phù hợp với môi trường làm việc, phong tục tập quán và đặc thù hoạt động nghiệp vụ, tính chất công việc; đeo thẻ đúng quy định; giữ gìn nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ; không hút thuốc, sử dụng đồ uống có chất cồn, chất cấm trong quá trình thực thi nhiệm vụ; không làm việc riêng trong giờ làm việc.
5. Tuân thủ kỷ luật của tổ chức, thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu về quy trình chuyên môn nghiệp vụ; đảm bảo khách quan, bình đẳng, công bằng trong việc xây dựng các chính sách liên quan đến phát triển tài nguyên thông tin của thư viện, tổ chức các dịch vụ thư viện; tuân thủ các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ; thúc đẩy việc áp dụng các trường hợp ngoại lệ về bản quyền cho thư viện song song với việc bảo vệ quyền lợi ích của tác giả.
6. Bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước, của Bộ, Ngành và của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật.
7. Có ý thức quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam, giữ gìn tình hữu nghị, đoàn kết quốc tế, tôn trọng pháp luật, phong tục tập quán nước sở tại khi tham gia hoạt động quốc tế.
Như vậy, người làm công tác thư viện cộng đồng cần đảm bảo 07 quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp theo quy định như trên.
Người làm công tác thư viện công cộng phải tuân thủ quy tắc chung về đạo đức nghề nghiệp là gì?
Theo Điều 3 Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác thư viện Quyết định 3815/QĐ-BVHTTDL năm 2022 quy định về quy tắc chung về đạo đức nghề nghiệp của người làm công tác thư viện công cộng như sau:
- Đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc, của Nhân dân lên trên hết; giữ gìn phẩm chất, đạo đức, uy tín và danh dự người làm công tác thư viện phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa Việt Nam.
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, của công chức, viên chức; đề cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm của người làm công tác thư viện.
- Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao nhận thức chính trị và trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ. Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc; có ý thức đấu tranh với hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí.
- Nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ. Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao;
- Tôn trọng quyền tiếp cận và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Không lạm dụng chức vụ, quyền hạn gây khó khăn, hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện; Không làm trái nội quy, ảnh hưởng đến uy tín của thư viện;
- Tôn trọng và tận tình phục vụ người sử dụng thư viện, không phân biệt đối xử về dân tộc, giới tính, màu da, thành phần xã hội, lứa tuổi, trình độ, tín ngưỡng tôn giáo dưới mọi hình thức.
- Không làm tổn hại uy tín của tập thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?