Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa Asean được thực hiện như thế nào?

Quy tắc về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa Asean được thực hiện như thế nào? - Anh Hải (Tiền Giang)

Đối tượng nào áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN?

Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 22/2016/TT-BCT quy định đối tượng áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa Asean (gọi tắt là ATIGA) bao gồm cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động có liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ATIGA.

Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa Asean được thực hiện như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Quy tắc về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa Asean như thế nào?

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 22/2016/TT-BCT, quy tắc xuất xứ và thủ tục cấp, kiểm tra C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định như sau:

+ Quy tắc xuất xứ (Phụ lục I).

+ Quy tắc cụ thể mặt hàng (Phụ lục II).

+ Tiêu chí chuyển đổi cơ bản đối với sản phẩm dệt may (Phụ lục III).

+ Danh mục các mặt hàng công nghệ thông tin (ITA) (Phụ lục IV).

+ Các nguyên tắc và hướng dẫn tính hàm lượng giá trị khu vực (Phụ lục V).

+ Hướng dẫn về cộng gộp từng phần (Phụ lục VI).

+ Cấp và kiểm tra C/O (Phụ lục VII).

+ Mẫu C/O mẫu D (Phụ lục VIII).

+ Hướng dẫn kê khai C/O (Phụ lục IX).

+ Danh mục các Tổ chức cấp C/O (Phụ lục X).

Điều 1 Thông tư 03/2023/TT-BCT, quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2016/TT-BCT như sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 3 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (sau đây gọi tắt là Thông tư số 22/2016/TT-BCT), được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 10/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 7 năm 2019 và Thông tư số 25/2019/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (sau đây gọi tắt là Thông tư số 10/2019/TT-BCT và Thông tư số 25/2019/TT-BCT)
1. Thay thế Phụ lục II - Quy tắc cụ thể mặt hàng tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 22/2016/TT-BCT (đã được thay thế bằng Phụ lục I tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 10/2019/TT-BCT) bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thay thế Phụ lục III - Tiêu chí chuyển đổi cơ bản đối với sản phẩm dệt may tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 22/2016/TT-BCT (đã được thay thế bằng Phụ lục II tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 10/2019/TT-BCT) bằng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thay thế Phụ lục IV - Danh mục các mặt hàng công nghệ thông tin (ITA) tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 22/2016/TT-BCT (đã được thay thế bằng Phụ lục tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 25/2019/TT-BCT) bằng Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, quy tắc cụ thể mặt hàng, tiêu chí chuyển đổi cơ bản đối với sản phẩm dệt may và danh mục các mặt hàng công nghệ thông tin được thay đổi quy tắc áp dụng theo phụ lục II, III và IV ban hành kèm theo thông tư Thông tư 03/2023/TT-BCT.

Định nghĩa về một số thuật ngữ trong quy tắc cụ thể mặt hàng của Hiệp định thương mại hàng hóa Asean như thế nào?

Tiêu chí xuất xứ hàng hóa được quy định tại phụ lục ban hành kem theo Thông tư 03/2023/TT-BCT như sau:

- RVC40 hoặc RVC35 có nghĩa là hàm lượng giá trị khu vực của hàng hóa, tính toán theo công thức quy định ại khoản 1 Điều 5 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 22/2016/TT-BCT ngày 03 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, không thấp hơn 40% (phần trăm phần trăm) hoặc 35% (ba phần quà may mắn) tương ứng, và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại một thành viên nước;

- "CC" là nguyên liệu không có xuất xứ chuyển đổi từ bất kỳ chương trình nào khác đến một chương trình, nhóm hoặc phân nhóm của hàng hóa. Điều này có nghĩa là tất cả các dữ liệu không có xút xuất sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa phải trải qua việc chuyển đổi mã HS ở cấp 2 số (chuyển đổi Chương);

- "CTH" là nguyên liệu không có xuất xứ chuyển đổi từ bất kỳ nhóm nào khác đến một chương trình, nhóm hoặc phân nhóm của hàng hóa. Điều này có nghĩa là toàn bộ dữ liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 4 số (chuyển đối nhóm);

- "CTSH" là nguyên liệu không có nguồn gốc được chuyển đổi từ bất kỳ phân nhóm nào khác đến một chương trình, nhóm hoặc nhóm của hàng hóa. Điều này có nghĩa là tất cả nguyên liệu không có nguồn gốc sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua quá trình chuyển đổi mã HS ở cấp 6 (chuyển đổi Partition);

- "WO" nghĩa là hàng hóa có đầu ra cảm ứng hoặc được sản xuất toàn bộ tại vùng đất trống của một thành viên cấp nước.

- Quy tắc hàng dệt may là quy tắc được liệt kê tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BCT.

Thông tư 03/2023/TT-BCT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/4/2023.

Xuất xứ hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ hay nguyên liệu trung gian theo quy tắc xuất xứ hàng hóa quy định thế nào?
Pháp luật
Bảng kê khai chi phí sản xuất có phải nộp lại cho Chi cục Hải quan khi có nghi ngờ tiêu chí xuất xứ trên chứng từ không?
Pháp luật
Cách ghi xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu từ một nước không phải nước sản xuất như thế nào?
Pháp luật
Thời điểm xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ đối với hàng hóa đang trên đường vận chuyển là khi nào?
Pháp luật
Bắt buộc phải có bảng kê khai chi phí sản xuất trong hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng nhập khẩu phải không?
Pháp luật
Trị giá FOB là gì? Công thức tính LVC theo Trị giá FOB? Mẫu Bảng kê LVC theo Thông tư 05 TT BCT?
Pháp luật
Căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là gì? Căn cứ kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là gì?
Pháp luật
Mẫu lời văn khai báo xuất xứ của nhà xuất khẩu theo Hiệp định UKVFTA? Hướng dẫn khai báo xuất xứ?
Pháp luật
Tổng hợp các mẫu bảng kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa? Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa là gì?
Pháp luật
Tiêu chí WO là gì? Tổng hợp Mẫu Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí WO mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Cơ sở kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu? Mẫu bảng khai báo xuất xứ của nhà cung cấp nguyên liệu trong nước là mẫu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất xứ hàng hóa
12,661 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất xứ hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xuất xứ hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào