Quy trình bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử? Thủ tục bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý như thế nào?

Cho tôi hỏi quy trình bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử? Thủ tục bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý như thế nào? Chị An (Cà Mau) thắc mắc.

Quy trình bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử đối với nguồn nhân sự tại chỗ như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định về quy trình bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử đối với nguồn nhân sự tại chỗ cụ thể như sau:

Quy trình nhân sự gồm 5 bước; thành phần hội nghị ở mỗi bước quy định tại Phụ lục 2 của Quy định này; từng hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

Bước 1:

Trên cơ sở chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ và nguồn cán bộ quy hoạch, người đứng đầu chủ trì cùng tập thể lãnh đạo thảo luận, rà soát, thống nhất về cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình nhân sự; đồng thời, tiến hành rà soát kết quả đánh giá, nhận xét đối với từng cán bộ trong quy hoạch (gồm cả cán bộ được quy hoạch chức danh tương đương trở lên), thông qua danh sách nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định để lấy ý kiến giới thiệu ở bước tiếp theo.

Bước 2:

Căn cứ số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện và danh sách nhân sự đã thông qua ở bước 1, người đứng đầu trao đổi định hướng nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử phù hợp với yêu cầu của địa phương, đơn vị để hội nghị thảo luận và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).

Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn:

Mỗi thành viên giới thiệu 1 người cho một chức danh; người nào đạt số phiếu đồng ý cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo. Trường hợp không có người đạt số phiếu 30% trở lên thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo.

Bước 3:

Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, hội nghị tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.

Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 1 người cho một chức danh trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập đồng ý thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này). Trường hợp không có người đạt số phiếu 30% thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo.

Trường hợp nhân sự giới thiệu ở bước này khác với nhân sự được giới thiệu ở bước 2 thì tập thể lãnh đạo họp, thảo luận, phân tích kỹ lưỡng, cân nhắc nhiều mặt, xem xét, quyết định lựa chọn nhân sự để giới thiệu ở bước tiếp theo (bằng phiếu kín) theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Người được lựa chọn phải có số phiếu giới thiệu ít nhất 2/3 trở lên của tổng số thành viên tập thể lãnh đạo theo quy định. Trường hợp không có người đạt số phiếu ít nhất 2/3 thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo.

Bước 4:

Tổ chức lấy ý kiến giới thiệu nhân sự theo danh sách đã được giới thiệu ở bước 3 (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).

- Thông báo danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; đánh giá, nhận xét ưu, khuyết điểm, triển vọng phát triển và dự kiến lĩnh vực phân công công tác.

- Ghi phiếu giới thiệu nhân sự (có thể ký hoặc không ký tên).

Bước 5:

Trên cơ sở ý kiến đánh giá, nhận xét (bằng văn bản) của ban thường vụ đảng uỷ (đảng uỷ cơ quan đối với những nơi không có ban thường vụ); kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; kết quả xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có) đối với nhân sự; tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết giới thiệu nhân sự (bằng phiếu kín) để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Nguyên tắc lựa chọn:

- Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu so với tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn giới thiệu, bổ nhiệm. Trường hợp 2 người có số phiếu ngang nhau đạt tỉ lệ 50% thì người đứng đầu xem xét, lựa chọn nhân sự để trình, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chịu trách nhiệm về đánh giá, nhận xét, đề xuất, lựa chọn, giới thiệu nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử.

Quy trình bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử? Thủ tục bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý như thế nào?

Quy trình bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử? Thủ tục bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy trình bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử đối với nhân sự điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử từ nguồn cán bộ ở nơi khác như thế nào?

Đối với quy trình bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử đối với nhân sự điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử từ nguồn cán bộ ở nơi khác thì tại khoản 2 Điều 21 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định:

Trường hợp nhân sự do cấp có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử từ nguồn nhân sự ngoài địa phương, cơ quan, đơn vị thì cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ tiến hành các công việc sau:

Bước 1:

Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận cán bộ về chủ trương điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.

Bước 2:

(1) Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử (người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp người được giới thiệu có số phiếu đạt tỉ lệ 50% (không quá bán) thì do người đứng đầu xem xét, quyết định); lấy đánh giá, nhận xét của địa phương, cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định.

(2) Gặp cán bộ để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.

Bước 3:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự và lập tờ trình báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trường hợp cán bộ bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định nhưng địa phương, cơ quan, đơn vị (nơi cán bộ công tác hoặc nơi tiếp nhận cán bộ) hoặc cán bộ còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất thì cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Thủ tục bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý như thế nào?

Về thủ tục bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì tại Điều 20 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định cụ thể như sau:

Căn cứ vào số lượng chức danh cần kiện toàn, bổ sung và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tập thể lãnh đạo) thực hiện các công việc sau:

- Ban hành văn bản trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương về số lượng chức danh cần kiện toàn, bổ sung, trong đó dự kiến phân công lĩnh vực, nhiệm vụ cụ thể; phong, thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân phải trình xin chủ trương của Bộ Chính trị trước khi làm quy trình nhân sự.

- Sau khi có chủ trương, chậm nhất trong thời gian 30 ngày làm việc, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị phải hoàn thành việc thực hiện quy trình nhân sự theo quy định. Trường hợp sau thời gian quy định, chưa hoàn thành việc thực hiện quy trình nhân sự thì tập thể lãnh đạo có trách nhiệm giải trình rõ lý do, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét (qua Ban Tổ chức Trung ương).

- Đề xuất nhân sự cụ thể.

- Thẩm định nhân sự

+ Cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị làm tờ trình, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương) để thẩm định nhân sự.

+ Không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ tờ trình, hồ sơ nhân sự theo quy định, Ban Tổ chức Trung ương gửi văn bản (kèm theo bản sao hồ sơ nhân sự) xin ý kiến thẩm định của ban cán sự đảng, đảng đoàn và các cơ quan, đơn vị liên quan theo quy định đối với nhân sự.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, các cơ quan chức năng xem xét, thẩm định nhân sự phải có văn bản trả lời Ban Tổ chức Trung ương. Quá thời hạn trên, nếu không có văn bản trả lời thì được coi là đồng ý với đề nghị bổ nhiệm. Trường hợp vì lý do khách quan, cần thêm thời gian để xem xét, xác minh, thẩm tra thì phải có văn bản gửi Ban Tổ chức Trung ương để biết, theo dõi nhưng không quá 15 ngày làm việc.

+ Không quá 10 ngày làm việc, Ban Tổ chức Trung ương có trách nhiệm tổng hợp ý kiến thẩm định hoặc xác minh, thẩm tra (nếu có) và ban hành tờ trình đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.

+ Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định theo chương trình công tác. Nếu không tổ chức họp, trường hợp cần thiết có thể gửi phiếu biểu quyết xin ý kiến các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

+ Không quá 2 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận, Văn phòng Trung ương Đảng dự thảo quyết định bổ nhiệm để Bộ Chính trị, Ban Bí thư ký hoặc thông báo kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đến các cơ quan liên quan để thực hiện việc bổ nhiệm hoặc giới thiệu ứng cử theo quy định. Ban Tổ chức Trung ương thông báo việc xếp lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo chức danh lãnh đạo được bổ nhiệm.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Bổ nhiệm cán bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có được bổ nhiệm cán bộ đã từng bị kỷ luật khiển trách vào vị trí cao hơn hay không? Nguyên tắc khi bổ nhiệm cán bộ?
Pháp luật
Đảng viên nhận hối lộ để tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thì sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Pháp luật
Bổ nhiệm cán bộ là gì? Việc bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Điều kiện về độ tuổi bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo lần đầu trong tổ chức Công đoàn được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trách nhiệm bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý trong cơ quan nhà nước là gì? Quy trình và thủ tục bổ nhiệm cán bộ thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thời hạn giữ chức vụ của cán bộ lãnh đạo là bao lâu? Điều kiện bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo được quy định như thế nào?
Pháp luật
Quy trình bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử? Thủ tục bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bổ nhiệm cán bộ
2,779 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bổ nhiệm cán bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bổ nhiệm cán bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào