Quy trình cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện như thế nào?
Ngày 5/5/2022, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Công văn 1388/SGDĐT-KTKĐ về việc hướng dẫn thực hiện Điều 46 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị các trường Trung học phổ thông, các trường phổ thông có nhiều cấp học, Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trường có phân hiệu giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông như sau:
- Việc cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo Điều 46 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Phôi Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành; cách ghi nội dung trên Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo Phụ lục II Thông tư 18/2020/TT-BGDĐT ngày 29/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Việc quản lý, sử dụng phôi, cấp, phát, chỉnh sửa,thu hồi, hủy bỏ, cấp bản sao từ sổ gốc Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông thực hiện như đối với văn bằng, chứng chỉ quy định tại Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân;
- Sổ gốc cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông phải ghi đầy đủ, chính xác nội dung của Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, đánh số trang, đóng dấu giáp lai, không được tẩy xóa, đảm bảo quản lý chặt chẽ và lưu trữ vĩnh viễn;
- Việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được áp dụng từ ngày 01/7/2020.
Cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện như thế nào?
Việc công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 42 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông như sau:
“Điều 42. Công nhận tốt nghiệp THPT
1. Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp ĐKDT để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có ĐXTN từ 5,0 (năm) điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.
2. Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, được miễn thi tất cả các bài thi trong xét tốt nghiệp THPT theo quy định tại Điều 36 Quy chế này được công nhận tốt nghiệp THPT.”
Ngoài ra, tại Điều 43 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về hội đồng xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông gồm:
- Giám đốc sở GDĐT quyết định thành lập Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THPT gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo sở GDĐT;
+ Các Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo phòng Quản lý thi, lãnh đạo phòng Giáo dục Trung học, lãnh đạo phòng GDTX của sở GDĐT;
+ Ủy viên, thư ký là lãnh đạo, chuyên viên các phòng thuộc sở GDĐT và lãnh đạo các trường phổ thông.
- Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THPT thực hiện việc xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh theo quy định tại Chương này.
Theo đó, hội đồng xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông sẽ do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập.
Duyệt công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 44 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về việc duyệt công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông như sau:
- Hồ sơ duyệt công nhận tốt nghiệp THPT bao gồm:
+ Bản ghi thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT;
+ Danh sách thí sinh được đề nghị công nhận tốt nghiệp THPT;
+ Danh sách và hồ sơ thí sinh được đặc cách, miễn thi, được tốt nghiệp THPT do phúc khảo hoặc giải quyết khiếu nại về hồ sơ thi;
+ Đĩa CD chứa dữ liệu thi;
+ Những biên bản liên quan;
+ Các loại hồ sơ khác theo hướng dẫn hằng năm của Bộ GDĐT.
- Trình tự duyệt công nhận tốt nghiệp THPT:
+ Giám đốc sở GDĐT duyệt công nhận tốt nghiệp THPT đối với các thí sinh đủ điều kiện và chịu trách nhiệm trước Bộ GDĐT về kết quả công nhận tốt nghiệp THPT của tỉnh mình;
+ Sau khi báo cáo Bộ GDĐT, Giám đốc sở GDĐT công bố kết quả công nhận tốt nghiệp THPT và thông báo cho các trường phổ thông để niêm yết Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT và cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời cho thí sinh;
+ Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh ĐKDT ký và có giá trị đến khi được cấp Bằng tốt nghiệp THPT chính thức;
+ Các sở GDĐT gửi Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT về Bộ GDĐT ngay sau khi kết thúc kỳ thi để quản lý, theo dõi.
Theo đó, việc duyệt công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông sẽ do Giám đốc Sở Giáo dục và Đạo tạo tại địa phương thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?