Quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp được thực hiện qua những bước nào?
Quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp được thực hiện qua những bước nào?
Căn cứ vào Điều 26 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm
1. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải xây dựng quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm bao gồm các bước cơ bản sau:
a) Đàm phán và ký hợp đồng xếp hạng tín nhiệm với tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
b) Lựa chọn và phân công nhiệm vụ chuyên viên phân tích tham gia vào hợp đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 29 Nghị định này;
c) Thành lập Hội đồng xếp hạng tín nhiệm để thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 30 Nghị định này;
d) Thu thập thông tin, phân tích, nhận định, xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
đ) Thông qua kết quả xếp hạng tín nhiệm;
e) Công bố báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm;
g) Theo dõi, cập nhật, đánh giá định kỳ báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại hợp đồng xếp hạng tín nhiệm cho đến khi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm kết thúc;
h) Kết thúc hợp đồng xếp hạng tín nhiệm.
2. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải tuân thủ quy trình xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải công bố Quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm và bản cập nhật các quy trình này (nếu có) trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
Theo như quy định trên thì quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp được thực hiện qua 08 bước như sau:
- Bước 1: Đàm phán và ký hợp đồng xếp hạng tín nhiệm với tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
- Bước 2: Lựa chọn và phân công nhiệm vụ chuyên viên phân tích tham gia vào hợp đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 29 Nghị định này;
- Bước 3: Thành lập Hội đồng xếp hạng tín nhiệm để thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 30 Nghị định này;
- Bước 4: Thu thập thông tin, phân tích, nhận định, xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
- Bước 5: Thông qua kết quả xếp hạng tín nhiệm;
- Bước 6: Công bố báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm;
- Bước 7: Theo dõi, cập nhật, đánh giá định kỳ báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại hợp đồng xếp hạng tín nhiệm cho đến khi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm kết thúc;
- Bước 8: Kết thúc hợp đồng xếp hạng tín nhiệm.
Quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp được thực hiện qua những bước nào?
Hợp đồng xếp hạng tín nhiệm phải có những nội dung gì?
Căn cứ vào Điều 27 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Hợp đồng xếp hạng tín nhiệm
1. Hợp đồng xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 5 Nghị định.
2. Hợp đồng xếp hạng tín nhiệm được lập thành văn bản và bao gồm những nội dung cơ bản sau:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm và tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
b) Mục đích, phạm vi và nội dung hoạt động xếp hạng tín nhiệm;
c) Thời hạn thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
d) Điều kiện, điều khoản về việc công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm;
đ) Chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm;
e) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
g) Nghĩa vụ bảo mật thông tin của các bên theo quy định tại Điều 39 Nghị định này;
h) Quy định về việc theo dõi, đánh giá định kỳ, cập nhật báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm cho đến khi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm kết thúc;
i) Quy định về các trường hợp kết thúc hợp đồng xếp hạng tín nhiệm trước thời hạn và trách nhiệm của các bên;
k) Quy định về xử lý các tranh chấp.
Theo như quy định trên thì hợp đồng xếp hạng tín nhiệm sẽ gồm có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm và tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
- Mục đích, phạm vi và nội dung hoạt động xếp hạng tín nhiệm;
- Thời hạn thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
- Điều kiện, điều khoản về việc công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm;
-Chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm;
- Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
- Nghĩa vụ bảo mật thông tin của các bên theo quy định tại Điều 39 Nghị định này;
- Quy định về việc theo dõi, đánh giá định kỳ, cập nhật báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm cho đến khi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm kết thúc;
- Quy định về các trường hợp kết thúc hợp đồng xếp hạng tín nhiệm trước thời hạn và trách nhiệm của các bên;
- Quy định về xử lý các tranh chấp.
Nguyên tắc hoạt động xếp hạng tín nhiệm được quy định như thế nào?
Tại Điều 5 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định về nguyên tắc hoạt động xếp hạng tín nhiệm như sau:
- Độc lập và khách quan.
- Trung thực.
- Minh bạch.
- Tuân thủ quy định pháp luật hiện hành, quy định tại Nghị định này và các điều khoản quy định tại hợp đồng xếp hạng tín nhiệm khi thực hiện xếp hạng tín nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?