Quy trình kỹ thuật vận chuyển chất thải cồng kềnh từ điểm thu gom đến cơ sở xử lý theo Thông tư 35 như thế nào?
Quy trình kỹ thuật vận chuyển chất thải cồng kềnh từ điểm thu gom đến cơ sở xử lý theo Thông tư 35 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 35/2024/TT-BTNMT quy định về quy trình kỹ thuật vận chuyển chất thải cồng kềnh từ điểm thu gom đến cơ sở xử lý như sau:
(1) Công tác chuẩn bị
- Bố trí người lao động vận chuyển chất thải cồng kềnh từ điểm thu gom đến cơ sở xử lý; người lao động điều khiển phương tiện vận chuyển;
- Chuẩn bị dụng cụ bảo hộ lao động (quần, áo, giầy, ủng, mũ, găng tay, khẩu trang,...); biển cảnh báo, máy, thiết bị phục vụ tháo dỡ sơ bộ chất thải cồng kềnh và các thiết bị khác;
- Kiểm tra phương tiện vận chuyển (xe ô tô tải thùng, xe ô tô chuyên dùng khác) đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật, an toàn giao thông vận tải và bảo vệ môi trường theo quy định.
(2) Vận chuyển chất thải cồng kềnh từ điểm thu gom đến cơ sở xử lý
- Di chuyển phương tiện vận chuyển từ điểm lưu giữ phương tiện đến điểm thu gom chất thải cồng kềnh theo lịch trình. Dừng phương tiện, phát tín hiệu dừng đỗ; đặt biển cảnh báo đảm bảo an toàn giao thông;
- Chuyển chất thải cồng kềnh lên phương tiện vận chuyển; phun chế phẩm khử mùi tại điểm thu gom trong trường hợp cần thiết trước khi di chuyển đến điểm thu gom tiếp theo để tiếp nhận chất thải đến khi đạt tải trọng hoặc thể tích chứa của phương tiện vận chuyển;
- Di chuyển phương tiện vận chuyển đến cơ sở xử lý theo lịch trình, phù hợp với kế hoạch tiếp nhận chất thải của cơ sở xử lý; qua trạm cân khi vào và ra khỏi cơ sở xử lý để xác định khối lượng chất thải cồng kềnh; xuất trình lệnh vận chuyển; nhận phiếu cân giao nhận chất thải; chuyển chất thải cồng kềnh vào đúng vị trí theo quy định của cơ sở xử lý;
- Tiếp tục di chuyển phương tiện vận chuyển theo quy trình kỹ thuật tại khoản này cho đến hết ca làm việc.
(3) Kết thúc ca làm việc
- Di chuyển phương tiện vận chuyển về điểm lưu giữ phương tiện;
- Kiểm tra, vệ sinh, tập kết phương tiện vận chuyển, dụng cụ lao động vào vị trí quy định và bàn giao cho ca làm việc tiếp theo;
- Nộp phiếu cân giao nhận chất thải cho người có thẩm quyền trong đơn vị công tác;
- Tổng hợp số chuyến, khối lượng chất thải cồng kềnh vận chuyển và chuyển giao trong ca làm việc; các điểm thu gom vận hành không đúng quy định; kịp thời phản ánh đến người có thẩm quyền trong đơn vị công tác để có biện pháp xử lý, quản lý theo quy định.
Quy trình kỹ thuật vận chuyển chất thải cồng kềnh từ điểm thu gom đến cơ sở xử lý theo Thông tư 35 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Quy định về yêu cầu về bảo vệ môi trường trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ra sao?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 35/2024/TT-BTNMT quy định về yêu cầu về bảo vệ môi trường trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt như sau:
- Yêu cầu chung
+ Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động, an toàn giao thông theo quy định;
+ Ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất, chất thải, cháy nổ và các sự cố khác theo quy định;
+ Khuyến khích đầu tư, đổi mới các mô hình, công nghệ, giải pháp kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin;
+ Chấp hành đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác theo quy định.
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường trong thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
+ Đảm bảo tiếp nhận, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo đúng chủng loại, lịch trình được phân công;
+ Đảm bảo thu gom toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt tại vị trí thu gom theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 35/2024/TT-BTNMT;
+ Không tiếp nhận, vận chuyển chất thải vượt quá tải trọng hoặc thể tích chứa của phương tiện. Che phủ kín đối với phương tiện trong trường hợp không có nắp đậy khi di chuyển;
+ Kịp thời khắc phục sự cố trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại và thông báo cho người có thẩm quyền theo quy định.
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt
+ Bố trí khu vực tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt có đủ diện tích cho phương tiện dừng chờ đổ chất thải và phù hợp với khả năng tiếp nhận, công suất xử lý của cơ sở; hạn chế tối đa phát tán ô nhiễm, mùi và xâm nhập của côn trùng;
+ Chuyển giao chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế sau phân loại cho tổ chức, cá nhân có chức năng thu gom, vận chuyển, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc tự xử lý theo quy định;
+ Vận hành cơ sở tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt không vượt quá công suất thiết kế; bảo đảm xử lý hết lượng chất thải rắn sinh hoạt tiếp nhận theo hợp đồng đã ký kết;
+ Chất thải phát sinh phải được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường hoặc chuyển giao xử lý theo quy định.
Khi nào Thông tư 35 có hiệu lực?
Căn cứ theo Điều 21 Thông tư 35/2024/TT-BTNMT quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 02 năm 2025
Như vậy, Thông tư 35/2024/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 3/2/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 2 tháng 1 là ngày gì? Ngày 2 tháng 1 là ngày gì ở Việt Nam? Ngày 2 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Tài sản hiện có là gì? Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai có gì khác nhau?
- Chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có bao gồm các thương nhân cung cấp dịch vụ logistics cho hoạt động thương mại điện tử?
- Mẫu Giấy giới thiệu cử đảng viên hoặc cấp ủy viên đi thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng theo quy định hiện nay?
- Cá nhân không cư trú phải nộp thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp nào? Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú?