Quy trình mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng theo Thông tư 17/2024/TT-NHNN được thực hiện như thế nào?
Đối tượng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 17/2024/TT-NHNN đối tượng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng gồm:
(1) Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
- Người từ đủ 15 tuổi trở lên không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật Việt Nam;
- Người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
(2) Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: tổ chức là pháp nhân (pháp nhân Việt Nam, pháp nhân nước ngoài), doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và các tổ chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Quy trình mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng theo Thông tư 17/2024/TT-NHNN? Ai được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng? (Hình từ Internet)
Quy trình mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 17/2024/TT-NHNN thì quy trình mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng được thực hiện như sau:
- Khi có nhu cầu mở tài khoản thanh toán, khách hàng cung cấp cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi đề nghị mở tài khoản thanh toán các tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 12 Thông tư 17/2024/TT-NHNN.
- Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và đối chiếu đảm bảo sự khớp đúng, chính xác của các tài liệu, thông tin, dữ liệu mà khách hàng cung cấp và tiến hành xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
- Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, đối chiếu và xác minh thông tin nhận biết khách hàng, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện:
+ Trường hợp các tài liệu, thông tin, dữ liệu đã đầy đủ, chính xác và hợp pháp, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp cho khách hàng nội dung về thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại Điều 13 Thông tư 17/2024/TT-NHNN;
+ Trường hợp các tài liệu, thông tin, dữ liệu chưa đầy đủ, chính xác hoặc không khớp đúng, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông báo cho khách hàng để kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ hoặc từ chối mở tài khoản thanh toán và nêu rõ lý do cho khách hàng biết;
- Trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng tài liệu, thông tin, dữ liệu giả mạo, không hợp pháp hoặc khách hàng thuộc Danh sách đen theo quy định pháp luật phòng chống rửa tiền, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền và xử lý theo quy định pháp luật.
- Sau khi khách hàng đồng ý với các nội dung về thỏa thuận mở và sử dụng tải khoản thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện mở tài khoản thanh toán và thông báo cho khách hàng về số hiệu, tên tài khoản thanh toán, ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản thanh toán.
- Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ điều kiện, khả năng cung ứng của đơn vị mình để hướng dẫn về hồ sơ, trình tự, thủ tục mở tài khoản thanh toán cho khách hàng là người khuyết tật nhưng phải đảm bảo thu thập đủ tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Thông tư 17/2024/TT-NHNN.
- Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ điều kiện, khả năng cung ứng của đơn vị mình để hướng dẫn khách hàng về hồ sơ, trình tự, thủ tục mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, trong đó bao gồm các trường hợp từ chối mở tài khoản thanh toán phù hợp với quy định tại Thông tư 17/2024/TT-NHNN, quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền và chịu trách nhiệm về tính chính xác, chặt chẽ, đầy đủ của hồ sơ mở tài khoản thanh toán với khách hàng.
CHÚ Ý:
Quy định tại Điều 12, 13, 14, 15, 16 và Điều 19 (trừ quy định tại khoản 3) Thông tư 17/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2024.
Các hình thức của tài khoản thanh toán gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định các hình thức của tài khoản thanh toán bao gồm:
(1) Các hình thức của tài khoản thanh toán bao gồm: tài khoản thanh toán của cá nhân, tài khoản thanh toán của tổ chức và tài khoản thanh toán chung.
(2) Tài khoản thanh toán của cá nhân là tài khoản thanh toán do khách hàng là cá nhân mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
(3) Tài khoản thanh toán của tổ chức là tài khoản thanh toán do khách hàng là tổ chức mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Chủ tài khoản thanh toán của tổ chức là tổ chức mở tài khoản thanh toán.
(4) Tài khoản thanh toán chung là tài khoản thanh toán có ít nhất hai chủ thể trở lên cùng đứng tên mở tài khoản. Chủ tài khoản thanh toán chung là tổ chức, cá nhân.
Thông tư 17/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 23 Thông tư 17/2024/TT-NHNN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?