Quy trình thu hồi đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định thực hiện mới theo Nghị định 41/2024/NĐ-CP ra sao?
- Quy trình thu hồi đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định thực hiện mới theo Nghị định 41/2024/NĐ-CP ra sao?
- Quy định đối với xe vận tải hành khách theo tuyến cố định là gì?
- Đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử phải thực hiện những yêu cầu nào?
- Nghị định 41/2024/NĐ-CP khi nào có hiệu lực thi hành?
Quy trình thu hồi đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định thực hiện mới theo Nghị định 41/2024/NĐ-CP ra sao?
Căn cứ tạo điểm e khoản 9 Điều 2 Nghị định 41/2024/NĐ-CP có sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 20 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định mới về quy trình thu hồi đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định như sau:
Sở Giao thông vận tải nơi phát hành Thông báo đăng ký khai thác tuyến thành công thực hiện thu hồi đăng ký khai thác tuyến đối với nốt (tài) đang khai thác theo trình tự sau đây:
- Ban hành quyết định thu hồi. Trường hợp tuyến đăng ký khai thác chỉ có 01 nốt (tài) hoặc toàn bộ các nốt (tài) của tuyến đều thực hiện dưới 70% tổng số chuyến xe đã đăng ký thì thực hiện thu hồi Thông báo đăng ký khai thác tuyến thành công và thu hồi phù hiệu đã cấp cho phương tiện hoạt động trên tuyến;
- Gửi quyết định thu hồi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, bến xe khách hai đầu tuyến, Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia và phải đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải;
- Trong thời gian 2 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định thu hồi, thực hiện cập nhật thông tin giờ xuất bến của nốt (tài) đã thu hồi vào phần mềm quản lý tuyến vận tải khách cố định của Bộ Giao thông vận tải để các doanh nghiệp, hợp tác xã khác đăng ký khai thác tuyến theo quy định của Nghị định này;
- Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp, hợp tác xã bị thu hồi không được đăng ký khai thác trên tuyến có nốt (tài) bị thu hồi. Sau thời gian 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành, nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia kinh doanh trên tuyến có nốt (tài) bị thu hồi thì doanh nghiệp, hợp tác xã phải làm thủ tục đăng ký khai thác tuyến theo quy định của Nghị định này.
Quy trình ngừng khai thác tuyến vận tải hành khách cố định thực hiện mới theo Nghị định 41/2024/NĐ-CP ra sao?
Quy định đối với xe vận tải hành khách theo tuyến cố định là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGTVT thì xe ô tô vận tải hành khách theo hình thức tuyến cố định phải đáp ứng những tiêu chí sau:
+ Phải đáp ứng các quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
+ Được niêm yết thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT.
+ Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi, giường nằm trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe và được đánh số thứ tự lớn dần từ phía trước đến phía sau xe.
+ Trên xe phải trang bị dụng cụ thoát hiểm; đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
+ Có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT . Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.
+ Phía sau ghế ngồi hoặc bên cạnh giường nằm phải có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm, các nội dung chính gồm: quy định dây an toàn phải được cài chặt trước khi xe chạy và hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); hướng dẫn sắp xếp hành lý; bảng cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe (nếu có); hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa, búa thoát hiểm và hướng thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
+ Trong cùng một thời điểm, mỗi xe chỉ được đăng ký và khai thác tối đa 02 tuyến vận tải hành khách cố định, các tuyến này được phép nối tiếp nhau (có bến xe nơi đến của tuyến đã kết thúc hành trình là bến xe nơi đi của tuyến tiếp theo).
Đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử phải thực hiện những yêu cầu nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử phải đáp ứng điều kiện sau:
(1) Có giao diện phần mềm cung cấp cho hành khách hoặc người thuê vận tải phải thể hiện đầy đủ các thông tin về tên hoặc biểu trưng (logo), số điện thoại để liên hệ trong trường hợp khẩn cấp của đơn vị kinh doanh vận tải và các nội dung tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP;
(2) Phải gửi hóa đơn điện tử của chuyến đi đến tài khoản giao kết hợp đồng của hành khách, người thuê vận tải và gửi thông tin hóa đơn điện tử về cơ quan Thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
(3) Thực hiện lưu trữ dữ liệu hợp đồng điện tử tối thiểu 03 năm.
Nghị định 41/2024/NĐ-CP khi nào có hiệu lực thi hành?
Tại Điều 5 Nghị định 41/2024/NĐ-CP có quy định:
Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
...
Như vậy, Nghị định 41/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?