Quy trình tổ chức đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên như thế nào?
- Quy trình tổ chức đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên theo Quyết định 4725/QĐ-BGDĐT như thế nào?
- Cấu trúc Bộ Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên ra sao? Mức độ chuyển đổi số như thế nào?
- Trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong Bộ Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên như thế nào?
Quy trình tổ chức đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên theo Quyết định 4725/QĐ-BGDĐT như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Quyết định 4725/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định quy trình tổ chức đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên như sau:
Đối với cơ sở giáo dục tự đánh giá
- Hằng năm cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch tổ chức đánh giá mức độ chuyển đổi số (có thể lồng ghép vào kế hoạch chung ứng dụng CNTT của cơ sở giáo dục), phân công và giao trách nhiệm thực hiện cụ thể.
- Thủ trưởng các cơ sở giáo dục phê duyệt kết quả tự đánh giá; báo cáo kết quả đánh giá lên cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp, cập nhật kết quả tự đánh giá lên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục trước ngày 31/5 hằng năm.
Đối với đánh giá ngoài và công nhận kết quả
Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, đánh giá ngoài và công nhận mức độ chuyển đổi số của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp; cập nhật kết quả đánh giá trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục trước ngày 20/6 hằng năm; công bố kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục trên Cổng thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng.
Quy trình tổ chức đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên theo Quyết định 4725/QĐ-BGDĐT như thế nào?
Cấu trúc Bộ Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên ra sao? Mức độ chuyển đổi số như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Quyết định 4725/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định cấu trúc bộ Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên như sau:
4. Cấu trúc Bộ Chỉ số
Cấu trúc của Bộ chỉ số gồm 02 nhóm tiêu chí thành phần như sau:
- Nhóm tiêu chí “Chuyển đổi số trong dạy, học”.
- Nhóm tiêu chí “Chuyển đổi số trong quản trị cơ sở giáo dục”.
Chi tiết Bộ chỉ số tại Phụ lục kèm theo.
Theo đó, Cấu trúc của Bộ chỉ số gồm 02 nhóm tiêu chí thành phần bao gồm:
- Nhóm tiêu chí “Chuyển đổi số trong dạy, học”.
- Nhóm tiêu chí “Chuyển đổi số trong quản trị cơ sở giáo dục”.
Đồng thời căn cứ theo khoản 5 Điều 1 Quyết định 4725/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
5. Mức độ chuyển đổi số
a) Mức độ chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục được đánh giá theo từng (02) nhóm tiêu chí thành phần (như mục 4), thang điểm tối đa là 100, mỗi nhóm tiêu chí được đánh giá ở ba mức độ:
- Mức chưa đáp ứng (Mức độ 1): Tổng điểm của mỗi nhóm tiêu chí dưới 50. Ở mức này, cơ sở giáo dục chưa đáp ứng các yêu cầu cơ bản về triển khai chuyển đổi số.
- Mức đáp ứng cơ bản (Mức độ 2): Tổng điểm của mỗi nhóm tiêu chí đạt từ 50 đến 75. Ở mức này, cơ sở giáo dục đã đáp ứng yêu cơ bản về triển khai chuyển đổi số.
- Mức đáp ứng tốt (Mức độ 3): Tổng điểm của mỗi nhóm tiêu chí đạt trên 75. Ở mức này, cơ sở giáo dục đáp ứng tốt các yêu cầu cơ bản và một số yêu cầu nâng cao về triển khai chuyển đổi số.
b) Việc xác định mức độ chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục được tổ chức đánh giá theo Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số kèm theo Quyết định này.
Theo đó, mức độ chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục được đánh giá theo từng nhóm tiêu chí thành phần thang điểm tối đa là 100, mỗi nhóm tiêu chí được đánh giá ở ba mức độ theo như quy định trên.
Trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong Bộ Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Quyết định 4725/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong Bộ Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cục Công nghệ thông tin chủ trì, hướng dẫn thực hiện Quyết định này; phối hợp với Thanh tra và các đơn vị có liên quan tổ chức giám sát, kiểm tra kết quả đánh giá theo Bộ chỉ số này tại các địa phương.
Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
- Chỉ đạo, hướng dẫn các phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục trực thuộc tổ chức đánh giá mức độ chuyển đổi số theo Quyết định 4725/QĐ-BGDĐT năm 2022
- Hằng năm tổ chức triển khai đánh giá mức độ chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục trực thuộc trên địa bàn quản lý.
- Tổ chức giám sát, kiểm tra kết quả đánh giá tại địa phương.
Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục trực thuộc tổ chức đánh giá mức độ chuyển đổi số theo Quyết định 4725/QĐ-BGDĐT năm 2022
- Hằng năm tổ chức triển khai đánh giá mức độ chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục trực thuộc trên địa bàn quản lý.
- Tổ chức giám sát, kiểm tra kết quả đánh giá tại địa phương.
Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục
- Hằng năm chủ trì triển khai tổ chức tự đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục mình theo Quyết định 4725/QĐ-BGDĐT năm 2022
- Báo cáo kết quả tự đánh giá và cung cấp thông tin, minh chứng phục vụ việc đánh giá mức độ chuyển đổi số về cơ quan quản lý trực tiếp (Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?