Quy trình tổ chức hỗ trợ gạo cho học sinh ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được thực hiện như thế nào?

Cho hỏi quy trình tổ chức hỗ trợ gạo cho học sinh ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của bạn Thuận đến từ Gia Lai.

Quy trình tổ chức hỗ trợ gạo cho học sinh ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được thực hiện như thế nào?

Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định về quy trình tổ chức hỗ trợ gạo cho học sinh ở các xã, thông đặc biệt khó khăn như sau:

(1) Xây dựng kế hoạch hỗ trợ gạo cho học sinh

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch về nhu cầu hỗ trợ gạo cho học sinh của năm học với nội dung gồm:

+ Số lượng học sinh thuộc đối tượng hỗ trợ: Tổng hợp số lượng học sinh theo từng đối tượng, từng trường của từng địa phương;

+ Số lượng gạo cần hỗ trợ (tính cho cả năm học tối đa 9 tháng/năm học/học sinh);

+ Đơn vị tiếp nhận gạo: Là tổ chức, đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận gạo dự trữ quốc gia;

+ Thời gian dự kiến tiếp nhận gạo trong năm học: Ghi rõ ngày, tháng nhận gạo (theo số đợt tiếp nhận gạo từng học kỳ).

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo kế hoạch về nhu cầu hỗ trợ gạo cho học sinh của tỉnh gửi Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.

(2) Quyết định hỗ trợ gạo cho học sinh

Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định hỗ trợ gạo cho học sinh các địa phương trong năm học; thời gian ban hành Quyết định hỗ trợ gạo trước ngày 31 tháng 7 hằng năm.

(3) Phương thức vận chuyển, giao nhận

- Các đơn vị dự trữ quốc gia tự tổ chức vận chuyển gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ cho học sinh và giao cho đơn vị tiếp nhận gạo của tỉnh tại trung tâm quận, huyện, thị xã, thành phố của các tỉnh được hỗ trợ;

- Đơn vị tiếp nhận gạo của tỉnh tổ chức vận chuyển gạo dự trữ quốc gia từ trung tâm quận, huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đến các trường học, cấp phát cho các đối tượng được hỗ trợ.

(4) Thời gian giao nhận gạo

Thời gian giao nhận gạo cụ thể thực hiện theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng không quá 2 lần/học kỳ.

(5) Quy trình xuất cấp gạo

- Bộ Tài chính chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xuất cấp gạo dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho học sinh tại các địa phương;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tiếp nhận gạo và cấp phát cho các đối tượng được hỗ trợ theo quy định.

(6) Quản lý và sử dụng gạo hỗ trợ học sinh

- Gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ học sinh khi xuất cấp, tiếp nhận phải được quản lý chặt chẽ;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo đơn vị tiếp nhận gạo của tỉnh chủ động phối hợp với các ban, ngành, tổ chức có liên quan và chính quyền địa phương để có kế hoạch triển khai thực hiện, phân phối kịp thời gạo dự trữ quốc gia đến đúng đối tượng quy định. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, phân phối, sử dụng gạo hỗ trợ cho học sinh của địa phương mình;

- Định kỳ kết thúc năm học, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo việc tiếp nhận, phân phối gạo cho học sinh đến Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Quy trình tổ chức hỗ trợ gạo cho học sinh ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được thực hiện như thế nào?

.Quy trình tổ chức hỗ trợ gạo cho học sinh ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được thực hiện như thế nào?

Học sinh ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được hỗ trợ bao nhiêu gạo trong mỗi tháng?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Mức hỗ trợ
1. Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo với mức hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;
b) Hỗ trợ tiền nhà ở: Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;
c) Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

Theo đó, mỗi tháng thì học sinh ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được hỗ trợ 15kg gạo và việc hỗ trợ gạo này được thực hiện không quá 9 tháng trong 01 năm cho mỗi học sinh.

Nguồn kinh phí thực hiện việc hỗ trợ gạo cho học sinh ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được quy định thế nào?

Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định về nguồn kinh phí thực hiện việc hỗ trợ gạo cho học sinh ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn như sau:

- Kinh phí hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ tiền nhà ở cho học sinh và hỗ trợ mua sắm, bổ sung, sửa chữa dụng cụ phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hỗ trợ lập tủ thuốc dùng chung cho học sinh bán trú và kinh phí phục vụ tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh tại trường, kinh phí vận chuyển gạo được cân đối trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo hằng năm của địa phương. Ngân sách trung ương thực hiện hỗ trợ cho các địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Kinh phí hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất bao gồm cải tạo, nâng cấp, xây mới nhà ở, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh, công trình nước sạch, giường nằm và mua sắm các thiết bị kèm theo được bố trí từ nguồn ngân sách xây dựng cơ bản hằng năm của địa phương, kinh phí chương trình Mục tiêu của ngành giáo dục, kinh phí lồng ghép các chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Nguồn gạo hỗ trợ từ nguồn gạo dự trữ quốc gia.

Hỗ trợ gạo
Học sinh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lập đông 2024 vào ngày nào? Lập đông 2024 vào ngày nào âm lịch? Tiết lập đông năm 2024 bắt đầu vào ngày nào?
Pháp luật
Học sinh lớp 9 THCS chưa tốt nghiệp thì có được đi học lại lớp 9 không? Có được bảo lưu kết quả để cuối năm học dự thi tốt nghiệp thôi không?
Pháp luật
Cách viết bản cam kết không tái phạm cho học sinh mới nhất? Tải mẫu cam kết không tái phạm cho học sinh tại đâu?
Pháp luật
Tổng hợp tỉnh thành cho học sinh nghỉ học thứ 7 mới nhất 2024? Cập nhật danh sách học sinh các tỉnh thành được nghỉ học thứ 7?
Pháp luật
Mẫu quyết định khen thưởng học sinh năm học 2024 2025 các cấp? Quyết định khen thưởng học sinh Tiểu học, THCS, THPT?
Pháp luật
Hướng dẫn viết biên bản sinh hoạt lớp? Mẫu biên bản sinh hoạt lớp mới nhất dành cho mọi cấp học như thế nào?
Pháp luật
Kịch bản sinh hoạt lớp năm học 2024 2025 các cấp? Lời dẫn chương trình sinh hoạt lớp năm học 2024 2025?
Pháp luật
Mẫu sổ trực tuần cờ đỏ Tiểu học, THCS, THPT năm học 2024 2025? Sổ sao đỏ cấp 1, cấp 2, cấp 3 chi tiết thế nào?
Pháp luật
Khen thưởng học sinh tiểu học dựa vào kết quả đánh giá thực hiện như thế nào? Đánh giá định kỳ học sinh tiểu học được quy định ra sao?
Pháp luật
Các mẫu thời khóa biểu đẹp cho năm học mới 2024-2025? Tổng hợp các mẫu thời khóa biểu đẹp cho học sinh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hỗ trợ gạo
2,938 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hỗ trợ gạo Học sinh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hỗ trợ gạo Xem toàn bộ văn bản về Học sinh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào