Quy trình xem xét từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước theo quy định mới ra sao?
- Quy trình xem xét từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước theo quy định mới như thế nào?
- Xem xét cho từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước trong các trường hợp nào?
- Khi nào quy định mới về xem xét từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước có hiệu lực?
Quy trình xem xét từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước theo quy định mới như thế nào?
Căn cứ tại khoản 17 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP sửa đổi khoản 2 Điều 52 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Từ chức
...
2. Quy trình xem xét cho từ chức:
a) Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều này, người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước có đơn từ chức. Trường hợp không có đơn từ chức thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Nghị định này.
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn từ chức, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ trao đổi với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước có đơn từ chức và báo cáo cấp có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm.
c) Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định cho từ chức trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề xuất của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
3. Khi đơn từ chức chưa được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng ý thì người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước có đơn từ chức vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước sau khi từ chức, nếu có nguyện vọng công tác thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm để xem xét bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
...
Như vậy, người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước có đơn từ chức. Trường hợp không có đơn từ chức thì thực hiện theo quy trình xem xét miễn nhiệm.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn từ chức, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ trao đổi với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước có đơn từ chức và báo cáo cấp có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm.
Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định cho từ chức trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề xuất của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
Khi đơn từ chức chưa được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng ý thì người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước có đơn từ chức vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước sau khi từ chức, nếu có nguyện vọng công tác thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm để xem xét bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Quy trình xem xét từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước theo quy định mới ra sao? (Hình từ Internet)
Xem xét cho từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước trong các trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 17 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP sửa đổi khoản 1 Điều 52 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Từ chức
1. Việc xem xét cho từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
b) Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng.
c) Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của Đảng.
Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.
d) Vì các lý do chính đáng khác của cá nhân.
...
Theo đó, việc xem xét cho từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng.
- Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của Đảng.
Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.
- Vì các lý do chính đáng khác của cá nhân.
Khi nào quy định mới về xem xét từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước có hiệu lực?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 69/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Các trường hợp áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp:
a) Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm và đã thực hiện quy trình xử lý kỷ luật trước ngày 15 tháng 11 năm 2022;
b) Đã có kết luận của cấp có thẩm quyền về hành vi vi phạm; đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng có hiệu lực trước ngày 15 tháng 11 năm 2022 nhưng chưa xử lý kỷ luật hành chính.
3. Đối với các hành vi vi phạm đã thực hiện quy trình xử lý kỷ luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục áp dụng quy định của pháp luật tại thời điểm thực hiện quy trình để xử lý; đối với các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực, còn trong thời hiệu nhưng chưa xử lý thì áp dụng quy định của Nghị định này.
Theo đó, Nghị định 69/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 14/9/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?