Quy trình xử lý và ứng phó công trình cấp nước nông thôn tập trung gặp sự cố được thực hiện như thế nào?
- Xây dựng biện pháp khắc phục sự cố đối với công trình cấp nước sạch nông thôn như thế nào?
- Năm 2023, quy trình xử lý và ứng phó công trình cấp nước nông thôn tập trung gặp sự cố như thế nào?
- Kiểm tra, đánh giá độc lập, đột xuất việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung gặp sự cố như thế nào?
Xây dựng biện pháp khắc phục sự cố đối với công trình cấp nước sạch nông thôn như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT quy định về xây dựng biện pháp khắc phục sự cố đối với công trình cấp nước sạch nông thôn như sau:
- Đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố đang áp dụng trên cơ sở mức độ nghiêm trọng và ít nghiêm trọng theo Mẫu số 03, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
- Xây dựng các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố bổ sung theo mức độ nghiêm trọng và ít nghiêm trọng đối với công trình cấp nước từ nguồn nước, hạng mục thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch, khu vực khách hàng theo Mẫu số 04, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
- Lập kế hoạch triển khai thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa khắc phục các rủi ro, sự cố theo mức độ ưu tiên, cải thiện từng bước.
Tải Mẫu Xây dựng các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố bổ sung đối với công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT): Tại đây.
Quy trình xử lý và ứng phó công trình cấp nước nông thôn tập trung gặp sự cố được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Năm 2023, quy trình xử lý và ứng phó công trình cấp nước nông thôn tập trung gặp sự cố như thế nào?
Theo quy định Điều 12 Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT quy định về quy trình xử lý và ứng phó công trình cấp nước nông thôn tập trung gặp sự cố như sau:
Quy trình kiểm soát và ứng phó trong trường hợp công trình cấp nước nông thôn tập trung gặp sự cố
Khi phát hiện sự cố, trong trường hợp cần thiết, đơn vị cấp nước dừng hoạt động của công trình cấp nước.
1. Thông báo cho chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn và khách hàng về sự cố.
2. Lập biên bản về nội dung sự cố.
3. Kiểm tra, đánh giá nguyên nhân và giải quyết sự cố thuộc phạm vi trách nhiệm của đơn vị. Trường hợp sự cố nghiêm trọng, đơn vị cấp nước thông tin kịp thời và phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn thực hiện các biện pháp xử lý và khắc phục; đề xuất phương án cấp nước thay thế nếu có khả năng gián đoạn về cấp nước trên 48 giờ.
4. Xử lý sự cố, khôi phục và cung cấp nước ổn định cho khách hàng. Trong quá trình khắc phục sự cố, đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời, liên tục, đúng đối tượng và thông suốt.
5. Báo cáo và giải trình nội dung liên quan đến sự cố tới chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn, khách hàng.
6. Ghi chép vào sổ quản lý vận hành các thông tin, số liệu về sự cố và các biện pháp khắc phục.
7. Đánh giá tổng thể sự cố và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý các sự cố có thể xảy ra trong tương lai.
Như vậy, quy trình xử lý và ứng phó công trình cấp nước nông thôn tập trung gặp sự cố gồm có 07 bước:
Bước 1: Thông báo cho các bên liên quan về sự cố.
Bước 2: Lập biên bản về sự cố.
Bước 3: Kiểm tra, đánh giá nguyên nhân và giải quyết sự cố.
Bước 4: Xử lý sự cố, khôi phục và cung cấp nước ổn định cho khách hàng.
Bước 5: Báo cáo và giải trình nội dung liên quan đến sự cố cơ quan có thẩm quyền, chuyên môn và khách hàng.
Bước 6: Ghi chép vào sổ quản lý vận hành các thông tin, số liệu, cách khắc phục sự cố
Bước 7: Đánh giá tổng thể sự cố và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý các sự cố trong tương lai.
Kiểm tra, đánh giá độc lập, đột xuất việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung gặp sự cố như thế nào?
Theo quy định Điều 11 Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, đánh giá độc lập đột xuất việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung về sự cố như sau:
Kiểm tra, đánh giá độc lập
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá việc xây dựng, thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh.
2. Kiểm tra, đánh giá độc lập được thực hiện định kỳ và đột xuất.
3. Kiểm tra, đánh giá độc lập định kỳ.
a) Kiểm tra, đánh giá độc lập định kỳ được thực hiện hàng năm;
b) Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm ban hành Quyết định kiểm tra, bao gồm các nội dung: Trưởng đoàn, thành viên đoàn, nội dung và thời gian kiểm tra, đánh giá;
c) Gửi Quyết định kiểm tra tới đơn vị cấp nước trước thời điểm kiểm tra ít nhất 5 ngày làm việc;
d) Thực hiện kiểm tra tại đơn vị cấp nước theo các nội dung quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Biên bản kiểm tra, đánh giá được lập tại đơn vị cấp nước ngay sau khi kết thúc kiểm tra; đánh giá đầy đủ, chính xác kết quả kiểm tra; kết luận về thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn tại đơn vị. Biên bản kiểm tra phải có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và đại diện đơn vị cấp nước theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Kết quả kiểm tra, đánh giá phải được thông báo cho đơn vị cấp nước sau 5 ngày kiểm tra theo ba mức xếp loại: “Đạt”, “Đạt, cần khắc phục, hoàn thiện” hoặc “Không đạt”, kèm theo các nội dung, yêu cầu đơn vị cấp nước cần khắc phục, cải thiện và thời gian thực hiện. Nếu kết quả kiểm tra 2 năm liên tục “Không đạt”, cơ quan kiểm tra báo cáo, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh loại công trình khỏi danh mục công trình cấp nước an toàn;
g) Cơ quan kiểm tra đăng tải kết quả kiểm tra, đánh giá công khai trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với các nội dung sau: Tên công trình, đơn vị cấp nước; cơ quan kiểm tra; thời gian và kết quả kiểm tra, đánh giá.
3. Kiểm tra, đánh giá độc lập đột xuất.
a) Kiểm tra, đánh giá độc lập đột xuất được thực hiện khi có thông tin, phản ánh của tổ chức, cá nhân về sự cố liên quan đến số lượng và chất lượng nước cấp; sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến nguồn nước; kiểm tra chất lượng nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm;
b) Cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định kiểm tra đột xuất, tiến hành kiểm tra, đánh giá nguồn nước, chất lượng nước, công tác quản lý vận hành; các nội dung liên quan đến sự cố; kết quả xét nghiệm chất lượng nước; đánh giá nguyên nhân và lập biên bản kiểm tra, đánh giá;
c) Căn cứ kết quả kiểm tra, đánh giá đột xuất, cơ quan kiểm tra yêu cầu đơn vị cấp nước đánh giá nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục sự cố.
4. Kinh phí thực hiện kiểm tra, đánh giá độc lập được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung về sự cố như sau:
- Khi có thông tin, phản ánh của tổ chức, cá nhân về sự cố liên quan đến số lượng và chất lượng nước cấp; sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến nguồn nước các cơ quan trên tiến hành kiểm tra độc lập đột xuất.
- Cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định kiểm tra đột xuất, tiến hành kiểm tra, đánh giá nguồn nước, chất lượng nước, công tác quản lý vận hành; các nội dung liên quan đến sự cố.
- Yêu cầu đơn vị cấp nước đánh giá nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục sự cố.
Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 28/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?