Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc ra sao? Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả có được công bố tác phẩm không?
Tác phẩm kiến trúc là gì? Tác phẩm kiến trúc có phải đối tượng được bảo hộ quyền tác giả không?
Căn cứ Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
Tại khoản 10 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có định nghĩa về tác phẩm kiến trúc như sau:
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
...
10. Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm:
a) Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh;
b) Công trình kiến trúc.
Theo quy định trên thì tác phẩm kiến trúc được hiểu là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc. Tác phẩm kiến trúc có 02 dạng:
- Bản vẽ thiết kế kiến trúc;
- Công trình kiến trúc.
Về đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, căn cứ quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 như sau:
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này
Theo quy định trên thì tác phẩm kiến trúc là một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc ra sao? Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả có được công bố tác phẩm không?
Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc ra sao được hướng dẫn thực hiện như thế nào?
Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc ra sao được hướng dẫn thực hiện tại Điều 11 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc
1. Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.
3. Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sáng tạo tác phẩm kiến trúc có thể thỏa thuận về việc sửa chữa tác phẩm kiến trúc.
Như vậy, việc thực hiện quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc được thực hiện theo quy định nêu trên.
Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả có được công bố tác phẩm không?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn về quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc đối với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu như sau:
Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc
...
2. Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:
Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm:
1. Đặt tên cho tác phẩm.
Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Căn cứ từ những quy định trên, tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trong đó, không bao gồm khoản 3 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
Do đó, tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền công bố tác phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?
- Mẫu quyết định miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu quyết định?
- Từ 10/01/2025, thời hạn xóa đăng ký tạm trú là bao lâu? Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú gồm những gì?
- Một số bài vè chúc Tết, thơ chúc Tết Nguyên đán cho trẻ em hay, dễ thuộc? Tổng hợp các quyền cơ bản của trẻ em?