Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được quy định như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được quy định ra sao?
Căn cứ quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 16/2023/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
1. Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 9 Luật Doanh nghiệp và các quy định sau:
a) Được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an bảo đảm đủ nguồn lực, đầu tư đủ vốn điều lệ để thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được giao.
b) Được sử dụng các nguồn lực được giao để hoạt động sản xuất kinh doanh (ngoài thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh) khi bảo đảm các điều kiện sau:
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chấp thuận, phê duyệt bằng văn bản;
Hoạt động kinh doanh bổ sung có mục đích để kết hợp hỗ trợ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc để phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản;
Không làm giảm năng lực và ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được giao;
Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
c) Quản lý nguồn lực được giao để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo các quy định hiện hành.
d) Chấp hành các quy định pháp luật, quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về hợp tác quốc tế khi thực hiện các hoạt động liên kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
đ) Chấp hành quyết định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về việc chuyển giao phần vốn hoặc tài sản phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở doanh nghiệp khác trong trường hợp cần thiết theo quy định pháp luật hiện hành.
Như vậy, doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh có những quyền, nghĩa vụ sau:
- Được đảo đảm đủ nguồn lực, đầu tư đủ vốn điều lệ để thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được giao;
- Được sử dụng các nguồn lực được giao để hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Quản lý nguồn lực được giao để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ;
- Chấp hành các quy định pháp luật, quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về hợp tác quốc tế khi thực hiện các hoạt động liên kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
- Chấp hành quyết định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về việc chuyển giao phần vốn hoặc tài sản phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được hưởng những chính sách gì?
Tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 16/2023/NĐ-CP có quy định cụ thể về chính sách đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh như sau:
Chính sách đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh và người lao động tại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
1. Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được áp dụng các chính sách sau:
a) Được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất đối với diện tích đất được giao quản lý, sử dụng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định pháp luật về đất đai, thuế và pháp luật có liên quan.
b) Được Nhà nước bố trí ngân sách và các nguồn lực khác để đảm bảo các khoản chi theo chế độ, định mức theo quy định của pháp luật gồm: quân trang cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu; chi cho nhiệm vụ diễn tập, huấn luyện chiến đấu, huấn luyện dự bị động viên; các khoản chi cho công tác quốc phòng, an ninh, công tác phục vụ quốc phòng, quan hệ quân dân. Trường hợp ngân sách nhà nước không đảm bảo đủ thì số chi chưa được đảm bảo được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn; được loại trừ khi thực hiện đánh giá, xếp loại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
c) Được Nhà nước bố trí ngân sách và các nguồn lực khác để cấp kinh phí cho việc duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa vận hành các dây chuyền, trang thiết bị sản xuất, sửa chữa sản phẩm quốc phòng, an ninh trong thời gian tạm ngừng sản xuất sản phẩm quốc phòng, an ninh theo kế hoạch, nhiệm vụ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp hoặc thông qua cơ quan chuyên môn, đơn vị đầu mối trực thuộc giao nhiệm vụ, đặt hàng.
d) Được Nhà nước bố trí ngân sách và các nguồn lực khác để hỗ trợ 02 quỹ khen thưởng và phúc lợi bằng 02 tháng lương thực hiện trong trường hợp không đủ nguồn để trích lập.
đ) Được Nhà nước bố trí ngân sách và các nguồn lực khác để hỗ trợ kinh phí nhà trẻ, giáo dục tại địa bàn chưa có trường lớp theo hệ thống giáo dục công lập; kinh phí y tế đối với những nơi do điều kiện đặc biệt phải duy trì bệnh xá; hoặc nhà trẻ, bệnh xá trên địa bàn cần thiết phải duy trì theo quyết định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
e) Thực hiện trích khấu hao đối với những tài sản cố định là dây chuyền sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và các tài sản chuyên dùng, đặc biệt khác phục vụ nhiệm vụ quốc phòng an ninh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Như vậy, doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được hưởng những chính sách nêu trên.
Chính sách đối với người lao động tại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 16/2023/NĐ-CP như sau:
Chính sách đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh và người lao động tại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
...
2. Người lao động trong doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được áp dụng các chế độ, chính sách sau:
a) Tiền lương của lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu được tính phù hợp với quy định về chế độ, chính sách của pháp luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu và căn cứ vào năng suất lao động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.
b) Khi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, người lao động nếu bị thương hoặc bị chết mà đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì được xem xét, xác nhận là người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật ưu đãi về người có công với cách mạng; người lao động bị tai nạn lao động thì xét hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
c) Nhà nước bố trí kinh phí để đảm bảo trả lương, đóng bảo hiểm xã hội cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu trong thời gian chuẩn bị nghỉ hưu; thanh toán các khoản chi xuất ngũ, phục viên, thôi việc theo chế độ hiện hành; hỗ trợ trả lương cho số lượng người lao động biên chế theo các dây chuyền sản xuất, sửa chữa sản phẩm quốc phòng, an ninh trong thời gian tạm ngừng vận hành theo kế hoạch, nhiệm vụ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp hoặc thông qua cơ quan chuyên môn, đơn vị đầu mối trực thuộc đặt hàng, giao nhiệm vụ.
Như vậy, đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, người lao động được hưởng các chế độ, chính sách nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?