Quyết định 05/2022/QĐ-TTg quy định như thế nào về trả nợ gốc và lãi vay khi thực hiện vay vốn học sinh sinh viên?
Điều kiện để được vay vốn học sinh sinh viên
Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về điều kiện cho vay vốn cụ thể như sau:
Điều 4. Điều kiện vay vốn:
1. Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Quyết định này.
2. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường.
3. Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
Mức vốn cho vay khi thực hiện vay vốn học sinh sinh viên
Trước đây, tại Điều 5 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành (Khoản 1 Điều này này được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 1656/QĐ-TTg năm 2019) thì mức vốn cho vay khi thực hiện vay vốn học sinh sinh viên cụ thể như sau:
Điều 1. Điều chỉnh mức cho vay quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên như sau: Mức cho vay tối đa là 2.500.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí vốn cho vay, vốn cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội để triển khai thực hiện Chương trình sau năm 2020 theo quy định của pháp luật.
- Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm thực hiện cho vay, giám sát, thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hiện hành, trong phạm vi tăng trưởng kế hoạch tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đã được Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm; tự cân đối nguồn vốn thực hiện từ nay đến năm 2020 trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, tại Quyết định 157/2007/QĐ-TTg thì mức vốn cho vay tối đa là 2.500.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, theo quy định mới nhất hiện nay là Quyết định 05/2022/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về mức vốn cho vay khi thực hiện vay vốn học sinh sinh viên cụ thể như sau:
Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên như sau:
...
2. Sửa đổi khoản 1 Điều 5:
"1. Mức vay vốn tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên"
Thay vì mức vay vốn tối đa hàng tháng đối với mỗi học sinh, sinh viên là 2.500.000 đồng thì theo quy định mới nhất, mức vay vốn tối đa của học sinh, sinh viên hàng tháng đã được tăng lên thành 4.000.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
Vay vốn học sinh sinh viên
Trả nợ gốc và lãi vay khi thực hiện vay vốn học sinh sinh viên
Tại Điều 9 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về trả nợ gốc và lãi vay là:
Điều 9. Trả nợ gốc và lãi tiền vay:
1. Trong thời hạn phát tiền vay đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.
2. Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học.
3. Mức trả nợ mỗi lần do Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn và được thống nhất trong hợp đồng tín dụng.
Theo Quyết định 05/2022/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành có sửa đổi khoản 2 Điều 9 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg cụ thể như sau:
Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên như sau:
...
3. Sửa đổi khoản 2 Điều 9:
"Kể từ ngày học sinh, sinh viên kết trúc khóa học 12 tháng theo quy định, đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên. Đối tượng được vay vốn có thể trả nợ trước hạn mà không chịu lãi phạt trả nợ trước hạn.
Như vậy, so với Quyết định 157/2007/QĐ-TTg thì Quyết định 05/2022/QĐ-TTg đã có sự thay đổi. Nếu Quyết định 157/2007/QĐ-TTg quy định đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và vốn lãi tiền vay ngay sau khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học thì Quyết định 05/2022/QĐ-TTg quy định đối tượng vay vốn sau khi kết thúc khóa học 12 tháng phải trả nợ gốc và tiền lãi vay.
Trên đây là một số quy định về vay vốn học sinh sinh viên mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Miêu tả ở mức độ quá mức Phim 18+ là gì? Hành vi bạo lực trong phim 18+ không được miêu tả ở mức độ quá mức?
- Hướng dẫn Đổi CCCD hết hạn online 2025 trên cổng dịch vụ công quốc gia? Thủ tục đổi Căn cước công dân hết hạn 2025 ra sao?
- Ngày 25 1 có sự kiện gì? Ngày 25 1 cung gì? Ngày 25 1 CBCCVC chính thức nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ?
- Cách tính tiền lương tháng để hưởng chế độ khi tinh giản biên chế của CBCCVC theo Thông tư 01 ra sao?
- Tết 2025 có lạnh không? Thời tiết Tết 2025? Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2025 như thế nào?