Quyết định 11/QĐ-TANDTC về Kế hoạch thanh tra năm 2025? Nội dung thanh tra năm 2025 như thế nào?

Quyết định 11/QĐ-TANDTC về Kế hoạch thanh tra năm 2025? Nội dung thanh tra năm 2025 như thế nào?

Quyết định 11/QĐ-TANDTC về Kế hoạch thanh tra năm 2025?

Ngày 23/1/2025, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định 11/QĐ-TANDTC năm 2025 về Kế hoạch thanh tra năm 2025.

Ban hành kèm theo Quyết định 11/QĐ-TANDTC năm 2025 là Kế hoạch thanh tra năm 2025 của Tòa án nhân dân tối cao.

Mục đích và yêu cầu kế hoạch thanh tra năm 2025 của Tòa án nhân dân tối cao như sau:

Mục đích

- Thực hiện chủ trương, đường lối, quy định của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra; nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng gắn thanh tra công vụ với kiểm tra nghiệp vụ.

- Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ, nhiệm vụ; xác định thanh tra, kiểm tra là một trong các biện pháp quan trọng trong quản lý, điều hành của người đứng đầu;

- Chủ động phát hiện sai phạm của cán bộ, công chức trong đơn vị, nhất là hành vi lợi dụng nhiệm vụ để tham nhũng, tiêu cực phải xử lý nghiêm để làm gương; đồng thời chủ động rà soát, kiến nghị bổ sung, điều chỉnh các quy định chưa phù hợp đối với cấp có thẩm quyền để tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm thực hiện nhiệm vụ; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

- Qua thanh tra, kiểm tra, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức trong Tòa án; kịp thời có các giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

Yêu cầu

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác.

- Kế hoạch thanh tra phải bảo đảm tính khả thi, đáp ứng mục đích, yêu cầu đề ra; bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong Tòa án nhân dân, tránh chồng chéo, trùng lặp, gây khó khăn cho đối tượng thanh tra; bảo đảm thường xuyên theo dõi, tổng hợp, nhận định tình hình thực tiễn, đề ra những biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác thanh tra trong Tòa án nhân dân.

- Việc triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra phải có nội dung, đề cương cụ thể, rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan. Kết thúc thanh tra phải có báo cáo, kết luận một cách khách quan, toàn diện và công khai kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật để đối tượng thanh tra và các đơn vị có liên quan khắc phục hậu quả, xử lý các sai phạm (nếu có) và có biện pháp chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả công tác.

Quyết định 11/QĐ-TANDTC về Kế hoạch thanh tra năm 2025? Nội dung thanh tra năm 2025 như thế nào?

Quyết định 11/QĐ-TANDTC về Kế hoạch thanh tra năm 2025? Nội dung thanh tra năm 2025 như thế nào? (Hình từ Internet)

Nội dung thanh tra năm 2025 của Tòa án nhân dân tối cao như thế nào?

Nội dung thanh tra năm 2025 được quy định tại Mục II Kế hoạch thanh tra năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 11/QĐ-TANDTC năm 2025 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Cụ thể:

(1) Nội dung thanh tra

Đoàn Thanh tra lựa chọn một số hoặc tất cả nội dung sau:

- Thanh tra việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công vụ.

- Thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ, việc thực hiện nhiệm vụ được giao của các cơ quan, đơn vị, người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật và các quy định của Tòa án nhân dân.

- Thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đơn vị về các mặt công tác: tổ chức, cán bộ; đầu tư xây dựng cơ bản; tài chính, kế toán; thanh tra, kiểm tra; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp dân và công tác khác theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.

(2) Đối tượng thanh tra

- Thanh tra theo kế hoạch:

(1) Vụ Giám đốc kiểm tra I Tòa án nhân dân tối cao;

(2) Vụ Giám đốc kiểm tra II Tòa án nhân dân tối cao;

(3) Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội;

(4) Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh;

(5) Tòa án nhân dân thành phố và 04 đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện, thành phố Hà Nội;

(6) Tòa án nhân dân tỉnh và 02 Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Bắc Ninh;

(7) Tòa án nhân dân tỉnh và 02 Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Bắc Giang;

(8) Tòa án nhân dân tỉnh và 02 Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Quảng Ninh;

(9) Tòa án nhân dân tỉnh và 02 Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Phú Thọ;

(10) Tòa án nhân dân tỉnh và 02 Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Nghệ An;

(11) Tòa án nhân dân tỉnh và 02 Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Đắk Lắk;

(12) Tòa án nhân dân tỉnh và 02 Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Lâm Đồng;

(13) Tòa án nhân dân tỉnh và 02 Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Long An;

(14) Tòa án nhân dân tỉnh và 02 Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Đồng Nai;

(15) Tòa án nhân dân tỉnh và 02 Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Kiên Giang,

- Thanh tra đột xuất:

Căn cứ tình hình thực tiễn, Tòa án nhân dân tối cao sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất tại một số Tòa án nhân dân khi có dấu hiệu vi phạm hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý.

- Yêu cầu tự thanh tra

Theo yêu cầu công tác, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo một số Tòa án nhân dân tự tiến hành thanh tra, kiểm tra và báo cáo kết quả về Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Thanh tra). Tòa án nhân dân tối cao sẽ xem xét, đánh giá kết quả thanh tra của Tòa án nhân dân cấp dưới và tiến hành thanh tra lại khi xét thấy cần thiết.

Hướng dẫn tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra năm 2025 của Tòa án nhân dân tối cao?

Hướng dẫn tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra năm 2025 được quy định tại Mục III Kế hoạch thanh tra năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 11/QĐ-TANDTC năm 2025. Cụ thể:

- Căn cứ Kế hoạch này, Thanh tra tham mưu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập các Đoàn Thanh tra để triển khai thực hiện theo từng giai đoạn, phù hợp với tình hình thực hiện nhiệm vụ của các Tòa án nhân dân; thường xuyên báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về tình hình thực hiện, những khó khăn, vướng mắc phát sinh để kịp thời điều chỉnh phù hợp.

- Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các Vụ Giám đốc kiểm tra, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm cử công chức tham gia các Đoàn Thanh tra theo yêu cầu, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nêu tại Kế hoạch này.

- Các Đoàn Thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo đúng mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng theo Kế hoạch này và Quyết định thanh tra.

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật; phối hợp với Đoàn Thanh tra triển khai có hiệu quả các nội dung thanh tra, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm bố trí phương tiện đi lại, cơ sở vật chất làm việc, kinh phí hoạt động và các điều kiện khác đảm bảo cho hoạt động thanh tra theo quy định.

Kế hoạch thanh tra Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Kế hoạch thanh tra
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quyết định 11/QĐ-TANDTC về Kế hoạch thanh tra năm 2025? Nội dung thanh tra năm 2025 như thế nào?
Pháp luật
Kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh Nghệ An phải được gửi về Thanh tra Chính phủ trong thời hạn bao lâu sau khi được phê duyệt?
Pháp luật
Kế hoạch thanh tra là gì? Thời hạn xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân?
Pháp luật
Thanh tra Bộ Tài chính căn cứ yêu cầu nhiệm vụ công tác của ngành Tài chính phải trình cho ai hướng dẫn Kế hoạch thanh tra ngành Tài chính hàng năm?
Pháp luật
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đề xuất kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Bộ Tư pháp để tổng hợp chậm nhất vào ngày nào?
Pháp luật
Xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh do cơ quan nào đảm nhiệm và có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt chậm nhất vào ngày nào?
Pháp luật
Thanh tra bộ có trách nhiệm gì khi xây dựng kế hoạch thanh tra và phải gửi kế hoạch về Thanh tra Chính phủ chậm nhất bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh bao gồm những nội dung gì và Thanh tra tỉnh có trách nhiệm gì khi xây dựng kế hoạch?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh được pháp luật quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kế hoạch thanh tra
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
17 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kế hoạch thanh tra

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kế hoạch thanh tra

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào