Quyết định 224/QĐ-TTg 2024 về mục tiêu phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia ra sao?

Quyết định 224/QĐ-TTg năm 2024 về mục tiêu phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia ra sao? Anh D.A - Đồng Tháp

Ngày 7/3/2024, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 224/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu tổng quát của việc phê duyệt Quy hoạch theo Quyết định 224/QĐ-TTg 2024 là gì?

Theo Quyết định 224/QĐ-TTg 2024, phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu tổng quát sau:

Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường quốc gia đồng bộ, tiên tiến hiện đại, giám sát được các khu vực trọng yếu có tính chất liên vùng, liên tỉnh, xuyên biên giới, khu vực tập trung nhiều nguồn thải và thực hiện quan trắc đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao;

Tăng cường tính liên kết với các hệ thống quan trắc môi trường cấp tỉnh;

Bảo đảm theo dõi diễn biến chất lượng môi trường; đáp ứng yêu cầu về cung cấp, công bố, công khai thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường và nâng cao năng lực cho công tác cảnh báo, dự báo môi trường.

Quyết định 224/QĐ-TTg 2024 về mục tiêu phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia ra sao?

Quyết định 224/QĐ-TTg 2024 về mục tiêu phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia ra sao? (Hình từ Internet)

Mục tiêu phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 ra sao?

Theo Quyết định 224/QĐ-TTg 2024, phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu như sau:

- Đối với mạng lưới quan trắc chất lượng không khí:

+ Duy trì 19 trạm quan trắc chất lượng không khí tự động, liên tục đã được vận hành; hoàn thành đầu tư, lắp đặt 18 trạm quan trắc chất lượng không khí tự động, liên tục đang được triển khai tại các vị trí quan trắc được kế thừa từ quy hoạch trước;

+ Tiếp tục đầu tư, bổ sung mới để hoàn thiện 31 trạm quan trắc môi trường không khí tự động liên tục trên cả nước, trong đó bao gồm 06 trạm quan trắc tự động, liên tục chất lượng không khí nền tại 06 vùng kinh tế - xã hội;

+ Thiết lập, hoàn thiện mạng lưới các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí định kỳ trên cả nước.

Trong đó tập trung vào các vùng phát triển kinh tế xã hội quan trọng các khu vực tập trung nhiều nguồn thải, đảm bảo việc đánh giá tác động tới môi trường không khí tại các khu vực phát triển công nghiệp và đông dân cư;

+ Bước đầu thiết lập mạng lưới quan trắc thủy ngân tự động trong không khí.

- Đối với mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt:

+ Thiết lập, hoàn thiện mạng lưới quan trắc tự động, liên tục chất lượng môi trường nước sông, hồ liên tỉnh tại các vị trí đầu nguồn, xuyên biên giới và các vị trí giáp ranh giữa các tỉnh;

+ Xây dựng các mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt định kỳ tại dòng chính của các sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.

- Đối với quan trắc chất lượng nước cửa sông và nước biển:

+ Duy trì, mở rộng quan trắc tại các điểm cửa sông, ven biển theo quy hoạch trước đây;

+ Thiết lập mạng lưới quan trắc chất lượng nước biển tại các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Đối với quan trắc chất lượng đất: xây dựng các chương trình quan trắc có tính mở, phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường đất theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

- Đối với mạng lưới quan trắc nước dưới đất: thực hiện quan trắc tại các khu vực đông dân cư, khu vực có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.

- Đối với mạng lưới quan trắc mưa axit: thiết lập mạng lưới quan trắc trên cơ sở kế thừa, sử dụng cơ sở vật chất từ các trạm quan trắc hiện có và các trạm đang được đầu tư.

- Đối với mạng lưới quan trắc đa dạng sinh học: ưu tiên triển khai quan trắc tại các khu bảo tồn thiên nhiên có danh hiệu quốc tế, hướng tới tổ chức triển khai đồng bộ tại các khu bảo tồn thiên nhiên trên phạm vi toàn quốc theo lộ trình và các chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học.

- Đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa các phòng thí nghiệm, các trạm quan trắc chất lượng môi trường hiện có; hoàn thành đầu tư, xây dựng phòng thí nghiệm thuộc Trạm quan trắc môi trường vùng Đông Nam Bộ.

- Thiết kế, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường quốc gia, tích hợp toàn bộ hệ thống dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường trong một hệ thống chung trên cả nước, thực hiện chia sẻ dữ liệu và công bố thông tin chất lượng môi trường của toàn bộ các điểm quan trắc chất lượng môi trường do trung ương và địa phương quản lý;

Xây dựng cơ chế điều phối, chia sẻ thông tin quan trắc môi trường giữa các mạng lưới/chương trình quan trắc;

Tập trung hiện đại hóa và tăng cường năng lực cho các trung tâm xử lý dữ liệu quan trắc môi trường, triển khai một số mô hình chuyển đổi số bảo đảm thông tin đồng bộ, có hệ thống và độ tin cậy cao.

Bước đầu xây dựng và phát triển công tác cảnh báo và tiến tới dự báo chất lượng môi trường tại một số thành phố lớn.

Tầm nhìn đến năm 2050 tăng cường công tác xã hội hóa đối với việc triển khai thực hiện Quy hoạch đúng không?

Theo Quyết định 224/QĐ-TTg 2024, về mục tiêu phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ tăng cường công tác xã hội hóa đối với việc triển khai thực hiện quy hoạch, xây dựng cơ chế ưu tiên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư các trạm quan trắc chất lượng môi trường tự động, liên tục và tham gia các chương trình quan trắc môi trường định kỳ nhằm tận dụng các nguồn lực, cơ sở vật chất của các đơn vị bên ngoài nhà nước.

Quan trắc môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong quan trắc môi trường lao động thì đối tượng nào cần yêu cầu phải tiến hành đánh giá Ergonomic?
Pháp luật
Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc quy định như thế nào? Hồ sơ thực hiện về quan trắc môi trường lao động gồm những gì và trong thời gian bao lâu?
Pháp luật
Nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động được thực hiện như thế nào? Tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động cần đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Các quy định về quan trắc môi trường lao động được quy định như thế nào? Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc ra sao?
Pháp luật
Hoạt động quan trắc môi trường mà không có Giấy chứng nhận có bị phạt không? Mức phạt theo quy định là bao nhiêu?
Pháp luật
Doanh nghiệp không thực hiện đúng phương pháp quan trắc môi trường bị phạt hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Đơn vị tiến hành tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại hàng năm thì các yếu tố tối thiểu phải đo là yếu tố nào?
Pháp luật
Hành vi vi phạm các quy định về hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Quan trắc môi trường bao gồm các loại quan trắc nào? Tổ chức, cá nhân được khuyến khích tham gia quan trắc môi trường đúng không?
Pháp luật
Môi trường không khí có phải đối tượng được quan trắc môi trường không? Theo dõi định kỳ về chất thải có phải là hoạt động quan trắc môi trường?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quan trắc môi trường
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
1,424 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quan trắc môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quan trắc môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào