Quyết định 2699/QĐ-BGDĐT về in, quản lý, cấp và hủy bỏ phôi văn bằng, chứng chỉ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Quyết định 2699/QĐ-BGDĐT về in, quản lý, cấp và hủy bỏ phôi văn bằng, chứng chỉ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Ngày 01 tháng 10 năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2699/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định về in, quản lý, cấp và hủy bỏ phôi văn bằng, chứng chỉ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể:
Quyết định 2699/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định về in, quản lý, bảo quản, hủy bỏ phôi văn bằng, chứng chỉ (bao gồm phôi văn bằng, phôi giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, phôi bản sao văn bằng); cấp phôi văn bằng, chứng chỉ; quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng phần mềm quản lý cấp phôi văn bằng, chứng chỉ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quyết định 2699/QĐ-BGDĐT năm 2024 áp dụng đối với: Cục Quản lý chất lượng; các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục nhận phôi văn bằng, chứng chỉ tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi chung là đơn vị nhận phôi văn bằng, chứng chỉ).
Đồng thời, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng quyết định số lượng phôi văn bằng, chứng chỉ in hằng năm; tổ chức in và lập hồ sơ quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ bảo đảm chặt chẽ, bảo mật theo quy định.
Quyết định 2699/QĐ-BGDĐT năm 2024 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2024.
Quyết định 2699/QĐ-BGDĐT về in, quản lý, cấp và hủy bỏ phôi văn bằng, chứng chỉ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn quản lý, bảo quản phôi văn bằng, chứng chỉ thế nào?
Căn cứ theo Điều 3, 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 2699/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định quản lý, bảo quản phôi văn bằng, chứng chỉ như sau:
+ Quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ
(1) Việc quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ phải bảo đảm chặt chẽ, an toàn không để xảy ra hư hỏng, thất thoát.
(2) Phôi văn bằng, chứng chỉ phải có dấu hiệu bảo mật. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng chịu trách nhiệm lựa chọn dấu hiệu bảo mật trên phôi văn bằng, chứng chỉ bảo đảm tính mỹ thuật, tính bảo mật và chống làm giả. Cục Quản lý chất lượng chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức việc dán hoặc in dấu hiệu bảo mật lên phôi văn bằng, chứng chỉ; hủy dấu hiệu bảo mật bị hư hỏng.
(3) Phôi văn bằng, chứng chỉ được đánh số hiệu (seri); mỗi phôi văn bằng, chứng chỉ có một số hiệu riêng. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng quy định số hiệu phôi văn bằng, chứng chỉ.
(4) Quy định tại (2), (3) không áp dụng đối với phôi bản sao văn bằng.
+ Bảo quản phôi văn bằng, chứng chỉ
(1) Kho phôi văn bằng, chứng chỉ là nơi bảo quản và lưu giữ phôi văn bằng, chứng chỉ.
(2) Trang thiết bị bảo quản phôi văn bằng, chứng chỉ phải bảo đảm yêu cầu về môi trường, an ninh, phòng chống cháy nổ và các yêu cầu khác.
(3) Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng quyết định địa điểm đặt kho phôi văn bằng, chứng chỉ và quy định danh mục các trang thiết bị bảo quản phôi văn bằng, chứng chỉ.
(4) Cục Quản lý chất lượng phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo định kỳ kiểm tra việc bảo quản phôi văn bằng, chứng chỉ và quản lý, cấp phôi văn bằng, chứng chỉ.
Phần mềm quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 2699/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định phần mềm quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ như sau:
- Phần mềm được Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng để quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng đồng bộ và thống nhất thông tin (tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu) quản lý cấp phôi văn bằng, chứng chỉ.
- Địa chỉ truy cập phần mềm: https://capphoivbcc.naric.edu.vn.
- Phần mềm được truy cập qua mạng Internet, sử dụng máy tính có kết nối mạng, truy cập bằng các trình duyệt Internet thông dụng và đăng nhập bằng tài khoản hợp lệ để sử dụng.
- Phần mềm được cài đặt, lưu trữ, vận hành trên dịch vụ máy chủ ảo (cloud) do Cục Quản lý chất lượng thuê dịch vụ (máy chủ dịch vụ cloud được đặt tại Việt Nam).
Tài khoản truy cập phần mềm thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 2699/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định tài khoản truy cập phần mềm như sau:
- Tài khoản quản trị hệ thống do Cục Quản lý chất lượng quản lý, bảo đảm phần mềm hoạt động liên tục, thông suốt, ổn định, an toàn, bảo mật. Mỗi đơn vị, cá nhân có liên quan được cấp 01 (một) tài khoản để quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng.
- Tài khoản đơn vị do thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và bàn giao cho cá nhân được giao nhiệm vụ của đơn vị để quản lý, sử dụng. Cá nhân có trách nhiệm đổi mật khẩu ban đầu ngay sau khi nhận tài khoản; quản lý, bảo mật thông tin tài khoản để sử dụng phần mềm đúng mục đích và đúng hướng dẫn.
- Tài khoản cá nhân cấp cho công chức, viên chức để sử dụng theo thẩm quyền và phân cấp của Cục Quản lý chất lượng.
- Cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng phần mềm khi chuyển đơn vị công tác hoặc vì lý do khác không thực hiện việc quản lý, sử dụng phần mềm thì phải bàn giao tài khoản truy cập phần mềm cho cá nhân mới được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng phần mềm hoặc thủ trưởng đơn vị. Người tiếp nhận tài khoản phải thay đổi ngay mật khẩu của tài khoản.
- Trường hợp không truy cập được phần mềm hoặc nghi ngờ tài khoản bị chiếm quyền sử dụng, cá nhân được giao quản lý tài khoản phải báo cáo ngay với thủ trưởng đơn vị và báo cáo Cục Quản lý chất lượng để xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?