Quyết định 486/QĐ-TTg mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội 4,8%/năm kể từ ngày 10/5/2023 đúng không?
Quyết định 486/QĐ-TTg lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội 4,8%/năm kể từ ngày 10/5/2023?
Ngày 10/5/2023 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 486/QĐ-TTg năm 2023 về mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở
Theo đó tại Điều 1 Quyết định 486/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
Mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, khoản 10 Điều 1 của Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP là 4,8%/năm.
Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm toàn diện về các nội dung, số liệu báo cáo, đề xuất.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, khoản 10 Điều 1 của Nghị định số 49/2021/NĐ-CP là 4,8%/năm.
Đồng thời căn cứ theo Điều 2 Quyết định 486/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký đến ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Theo đó mức lãi suất này sẽ được áp dụng kể từ ngày ký đến ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Quyết định 486/QĐ-TTg mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội 4,8%/năm kể từ ngày 10/5/2023 đúng không? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 100/2015/CP-NĐ (sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP) có quy định đối tượng được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội bao gồm:
- Theo đó trước hết, để vay vốn ưu đãi để thuê mua nhà ở xã hội thì đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện
+ Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;
+ Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật Nhà ở 2014;
+ Đối với đối tượng quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 49 Luật Nhà ở 2014 thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;
Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 8, 9 và 10 Điều 49 Luật Nhà ở 2014 thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định tại điểm này.
- Đồng thời phải thuộc các trường hợp sau:
+ Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
+ Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
Điều kiện để vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP) quy định điều kiện để vay vốn ưu đãi mua nhà ở xã hội như sau:
- Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
- Có đủ hồ sơ chứng minh
- Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định
- Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống
- Có hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này và của pháp luật về nhà ở
- Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong hợp đồng ba bên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?