Quyết định 98/QĐ-TCT năm 2024 về quy trình áp dụng quản lý rủi ro lựa chọn hồ sơ khai thuế GTGT, TNDN, TTĐB để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế ra sao?
- Quyết định 98/QĐ-TCT năm 2024 về quy trình áp dụng quản lý rủi ro lựa chọn hồ sơ khai thuế GTGT, TNDN, TTĐB để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế ra sao?
- Xử lý danh sách người nộp thuế có hồ sơ khai thuế rủi ro cao để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế thực hiện như thế nào?
- Mức độ rủi ro người nộp thuế được phân loại như thế nào?
Quyết định 98/QĐ-TCT năm 2024 về quy trình áp dụng quản lý rủi ro lựa chọn hồ sơ khai thuế GTGT, TNDN, TTĐB để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế ra sao?
Ngày 26/01/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành Quyết định 98/QĐ-TCT năm 2024 về Quy trình áp dụng quản lý rủi ro lựa chọn hồ sơ khai thuế (HSKT) Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Tiêu thụ đặc biệt để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế.
Theo đó, quy trình áp dụng quản lý rủi ro lựa chọn hồ sơ khai thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Tiêu thụ đặc biệt để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế thực hiện nhằm mục đích:
- Hướng dẫn cơ quan thuế thực hiện thu thập, phân tích, đánh giá thông tin lựa chọn hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt có dấu hiệu rủi ro để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế theo quy định của pháp luật.
- Chuẩn hóa các nội dung và các bước công việc, tạo sự thống nhất khách quan trong công tác lựa chọn hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt có dấu hiệu rủi ro để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế theo quy định của pháp luật.
- Hiện đại hóa công tác lựa chọn hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, nâng cao khả năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời người nộp thuế có hành vi kê khai sai, trốn thuế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.
Quy trình hướng dẫn về trình tự, thủ tục, các bước thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong công tác lựa chọn hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt của người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế.
Quy trình áp dụng cho cơ quan thuế các cấp: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế (bao gồm cả Chi cục Thuế khu vực).
Nội dung quy trình áp dụng quản lý rủi ro lựa chọn hồ sơ khai thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Tiêu thụ đặc biệt cụ thể được quy định từ Điều 4 đến Điều 8 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 98/QĐ-TCT năm 2024 gồm các bước:
(1) Thu thập, xử lý thông tin
(2) Xây dựng, sử dụng Bộ chỉ số tiêu chí lựa chọn HSKT GTGT, TNDN, TTĐB có dấu hiệu rủi ro để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế
(3) Đánh giá, phân loại, xử lý kết quả phân loại mức độ rủi ro HSKT
(4) Xử lý danh sách người nộp thuế có HSKT rủi ro cao để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế
(5) Đánh giá việc áp dụng quản lý rủi ro trong công tác lựa chọn HSKT GTGT, TNDN, TTĐB để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế.
Quyết định 98/QĐ-TCT năm 2024 về quy trình áp dụng quản lý rủi ro lựa chọn hồ sơ khai thuế GTGT, TNDN, TTĐB để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế ra sao? (Hình từ Internet)
Xử lý danh sách người nộp thuế có hồ sơ khai thuế rủi ro cao để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Quy trình áp dụng quản lý rủi ro lựa chọn hồ sơ khai thuế (HSKT) Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Tiêu thụ đặc biệt để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế ban hành tại Quyết định 98/QĐ-TCT năm 2024 thì cách thức xử lý như sau:
- Sau khi thực hiện rà soát, loại trừ các rủi ro đã rõ nguyên nhân, đã được giải trình tại các tháng/quý/năm trước đó, bộ phận Thanh tra - Kiểm tra thuế sẽ trình Lãnh đạo CQT phê duyệt danh sách NNT có HSKT rủi ro cao cần kiểm tra tại trụ sở CQT.
Trên cơ sở danh sách NNT có HSKT rủi ro cao đã được Lãnh đạo CQT phê duyệt, bộ phận Thanh tra - Kiểm tra thuế chuyển bộ phận QLRR nhập lý do bổ sung hoặc loại trừ HSKT rủi ro cao vào ứng dụng QLRR theo mẫu số 02-KTTB/QTr-QLRR chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo.
Ứng dụng QLRR hỗ trợ tự động cập nhật lại Danh sách NNT có HSKT rủi ro cao theo mẫu số 03-KTTB/QTr-QLRR ban hành kèm theo Quyết định 98/QĐ-TCT năm 2024.
- Căn cứ danh sách NNT có HSKT rủi ro cao cần kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, Lãnh đạo cơ quan thuế (có thể ủy quyền cho trưởng bộ phận QLRR) phê duyệt trên ứng dụng QLRR để chuyển sang hệ thống hỗ trợ thanh tra - kiểm tra thuế. Bộ phận Thanh tra - Kiểm tra thuế thực hiện kiểm tra HSKT tại trụ sở CQT theo hướng dẫn tại Quy trình Kiểm tra thuế hiện hành.
Mức độ rủi ro người nộp thuế được phân loại như thế nào?
Đối với người nộp thuế là doanh nghiệp
Người nộp thuế là doanh nghiệp được phân loại mức độ rủi ro theo 02 phương thức tại Điều 11 Thông tư 31/2021/TT-BTC như sau:
Phương thức 1: Phân loại mức độ rủi ro tổng thể
Người nộp thuế là doanh nghiệp được phân loại mức độ rủi ro theo một trong những hạng sau:
- Hạng 1: Người nộp thuế rủi ro rất thấp.
- Hạng 2: Người nộp thuế rủi ro thấp.
- Hạng 3: Người nộp thuế rủi ro trung bình.
- Hạng 4: Người nộp thuế rủi ro cao.
- Hạng 5: Người nộp thuế rủi ro rất cao.
Mức độ rủi ro người nộp thuế được phân loại dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10 và các tiêu chí quy định tại Phụ lục II Thông tư 31/2021/TT-BTC.
Phương thức 2: Phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế
Mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp trong các nghiệp vụ quản lý thuế được phân loại theo một trong các mức sau:
- Rủi ro cao.
- Rủi ro trung bình.
- Rủi ro thấp.
Mức độ rủi ro người nộp thuế trong các nghiệp vụ quản lý thuế được phân loại dựa trên kết quả xếp hạng mức độ rủi ro người nộp thuế tại khoản 1 Điều này và các tiêu chí quy định tại Phụ lục II Thông tư 31/2021/TT-BTC.
Đối với người nộp thuế là cá nhân
Người nộp thuế là cá nhân được phân loại mức độ rủi ro theo Điều 12 Thông tư 31/2021/TT-BTC như sau:
Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại theo một trong các mức sau:
- Rủi ro cao.
- Rủi ro trung bình.
- Rủi ro thấp.
Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10 và các tiêu chí quy định tại Phụ lục III Thông tư 31/2021/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?