Quyết định bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của công chức phải được ban hành trong thời gian nào?
Quyết định bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của công chức phải được ban hành trong bao lâu?
Căn cứ quy định tại Điều 49 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Thời điểm, thời hạn và nguyên tắc thực hiện bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
1. Công chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải tiến hành quy trình xem xét bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định tại khoản 5 Điều này thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải có văn bản thông báo để cơ quan, tổ chức và công chức biết.
2. Công chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác mà được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Trường hợp tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm công tác, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
3. Quyết định bổ nhiệm lại hoặc quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải được ban hành trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm ít nhất 01 ngày làm việc.
4. Trường hợp công chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm mà chưa có quyết định bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của cấp có thẩm quyền thì không được thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ lãnh đạo, quản lý hiện giữ. Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ lãnh đạo, quản lý đó do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định.
5. Các trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
b) Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời gian được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cử đi học tập, công tác ở nước ngoài từ 03 tháng trở lên;
c) Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời gian điều trị nội trú từ 03 tháng trở lên tại các cơ sở y tế hoặc đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản.
Theo đó, căn cứ khoản 3 Điều 49 Nghị định 138/2020/NĐ-CP được trích dẫn trên thì thời gian ban hành quyết định bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của công chức là ít nhất 01 ngày làm việc trước ngày công chức hết thời hạn bổ nhiệm.
Quyết định bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của công chức phải được ban hành trong bao lâu?
Thời hạn công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là bao lâu?
Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của công chức hiện nay được quy định tại Điều 41 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Cụ thể như sau:
Thời hạn giữ chức vụ
1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được quá hai nhiệm kỳ liên tiếp được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật chuyên ngành.
Như vậy, thời hạn công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 05 năm (trừ những trường hợp khác theo pháp luật chuyên ngành sẽ thấp hơn thời hạn này).
Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đao, quản lý được bổ nhiệm lại thì tính từ nhiệm kỳ bổ nhiệm đầu tiên, không được giữ chức vụ lãnh đao, quản lý quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp.
Công chức lãnh đạo, quản lý được bổ nhiệm lại khi đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện nào?
Căn cứ Điều 50 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại
1. Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
2. Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại thời điểm bổ nhiệm lại.
3. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý.
4. Đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
5. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công chức lãnh đạo, quản lý được bổ nhiệm lại khi đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện sau:
- Trong thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, công chức đã hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý tại thời điểm bổ nhiệm lại;
- Cơ quan, tổ chức quản lý công chức có nhu cầu về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý;
- Đảm bảo đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;
- Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?