Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt sẽ gồm có những nội dung gì?
Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt sẽ gồm có những nội dung gì?
Căn cứ vào Điều 147 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:
Quyết định kiểm soát đặc biệt
1. Ngân hàng Nhà nước quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và thành lập Ban kiểm soát đặc biệt.
2. Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt gồm các nội dung sau đây:
a) Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
b) Lý do kiểm soát đặc biệt;
c) Họ, tên thành viên và nhiệm vụ cụ thể của Ban kiểm soát đặc biệt;
d) Thời hạn kiểm soát đặc biệt.
3. Quyết định kiểm soát đặc biệt được Ngân hàng Nhà nước thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan hữu quan trên địa bàn để phối hợp thực hiện.
4. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc công bố thông tin kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
Theo như quy định trên thì quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt sẽ gồm có những nội dung sau đây:
- Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
- Lý do kiểm soát đặc biệt;
- Họ, tên thành viên và nhiệm vụ cụ thể của Ban kiểm soát đặc biệt;
- Thời hạn kiểm soát đặc biệt.
Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt sẽ gồm có những nội dung gì?
Ban kiểm soát đặc biệt sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 148 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về nhiệm vụ của ban kiểm soát đặc biệt như sau:
- Chỉ đạo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động;
- Chỉ đạo và giám sát việc triển khai các giải pháp được nêu trong phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được Ban kiểm soát đặc biệt thông qua;
- Báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện phương án củng cố tổ chức và hoạt động.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 148 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt như sau:
- Đình chỉ hoạt động không phù hợp với phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được thông qua, vi phạm quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng có thể gây tổn hại đến lợi ích của người gửi tiền;
- Đình chỉ, tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng của thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) nếu xét thấy cần thiết;
- Yêu cầu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được thông qua;
- Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quyết định gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt, cho vay đặc biệt hoặc chấm dứt cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, mua cổ phần của tổ chức tín dụng, thanh lý, thu hồi giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng, tiếp quản, sáp nhập, hợp nhất, mua lại bắt buộc tổ chức tín dụng;
- Yêu cầu tổ chức tín dụng nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
Căn cứ vào Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được bổ sung bởi khoản 27 Điều 1 Luật Sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng 2017 quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
1. Chính phủ có thẩm quyền sau đây:
a) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án giải thể, chuyển giao bắt buộc, phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
b) Phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc, phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
c) Quyết định áp dụng biện pháp đặc biệt nhằm bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, trật tự, an toàn xã hội khi xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
2. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền sau đây:
a) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính được kiểm soát đặc biệt;
b) Phê duyệt phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính được kiểm soát đặc biệt;
c) Quyết định việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
3. Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền sau đây:
a) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
b) Phê duyệt phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, trừ trường hợp quyết định việc cho vay đặc biệt quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
c) Quyết định việc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ.
Như vậy, những cơ quan có thẩm quyền quyết định cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là:
- Chính phủ
- Thủ tướng Chính phủ
- Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?