Quyết định tạm tuyển, tuyển chọn chính thức vào Công an nhân dân sẽ bị hủy trong những trường hợp nào?
Có được hủy quyết định tạm tuyển, tuyển chọn chính thức công dân vào Công an nhân dân hay không?
Căn cứ vào Điều 15 Dự thảo lần 2 Thông tư Quy định tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân có quy định như sau:
Hủy quyết định tạm tuyển, tuyển chọn chính thức
1. Quyết định tạm tuyển, tuyển chọn chính thức của công dân bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người được tạm tuyển, tuyển chọn chính thức không đến nhận nhiệm vụ hoặc đến nhận nhiệm vụ quá thời hạn quy định mà không được người có thẩm quyền đồng ý hoặc vi phạm pháp luật bị xử phạt từ hình thức cảnh cáo trở lên;
b) Người được tạm tuyển không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời gian tạm tuyển;
c) Không thuộc đối tượng tuyển chọn hoặc không bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn quy định tại các Điều 4 và 5 Thông tư này hoặc không đúng trình độ, ngành, nghề chuyên môn, hướng bố trí, sử dụng theo chỉ tiêu được duyệt nhưng không báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, trước khi quyết định;
d) Tạm tuyển, tuyển chọn chính thức khi chưa được giao chỉ tiêu hoặc vượt số lượng chỉ tiêu được Bộ trưởng Bộ Công an duyệt;
đ) Tạm tuyển, tuyển chọn chính thức không đúng quy trình quy định;
e) Cơ quan có thẩm quyền phát hiện có biểu hiện tham nhũng, tiêu cực trong công tác tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân.
2. Công dân bị hủy quyết định tạm tuyển, tuyển chọn chính thức hoặc kết thúc thời gian tạm tuyển mà không đạt yêu cầu để tuyển chọn chính thức đều phải cam kết bằng văn bản không tiết lộ nhiệm vụ được giao hoặc những hiểu biết liên quan đến cơ quan, đơn vị nơi mình đã được tạm tuyển, tuyển chọn chính thức.
3. Đối với trường hợp bị hủy quyết định tạm tuyển, tuyển chọn chính thức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Công an đơn vị, địa phương có thể quyết định tạm tuyển, tuyển chọn người có kết quả xét tuyển liền kề.
Theo như quy định trên thì trong trường hợp người tạm tuyển, được tuyển chọn chính thức vào Công an nhân dân không đến nhận nhiệm vụ hoặc đến nhận nhiệm vụ nhưng quá thời hạn hoặc không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị xử lý kỷ luật hoặc không thuộc đối tượng tuyển chọn vào công an nhân dân,... thì sẽ tiến hành hủy quyết định tạm tuyển, tuyển chọn chính thức vào công an nhân dân.
Quyết định tạm tuyển, tuyển chọn chính thức vào Công an nhân dân sẽ bị hủy trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Công dân bắt buộc phải thực hiện chế độ tạm tuyển khi tuyển chọn vào Công an nhân dân?
Căn cứ vào Điều 13 Dự thảo lần 2 Thông tư Quy định tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân có quy định như sau:
Tạm tuyển
1. Công dân được tuyển chọn vào Công an nhân dân phải thực hiện chế độ tạm tuyển, trừ các trường hợp sau:
a) Công dân có chức danh giáo sư, phó giáo sư;
b) Người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú, dược sĩ chuyên khoa cấp I và dược sĩ chuyên khoa cấp II chuyên ngành y học, dược học hoặc tốt nghiệp đại học loại xuất sắc;
c) Công dântốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; cao đẳng nghề; trung cấp nghề, sơ cấp nghề đã có thời gian lao động hợp đồng ở Công an đơn vị, địa phương từ 6 tháng trở lên được tuyển chọn và bố trí đúng với chuyên môn đã lao động hợp đồng.
d) Công dân là người dân tộc thiểu số hoặc công dân khác đã có thời gian cư trú từ 10 năm liên tục trở lên ở miền núi, vùng cao, vùng xa, biên giới, hải đảo được tuyển bố trí lâu dài tại địa bàn.
đ) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 17 Thông tư này.
2. Thời gian tạm tuyển là 06 tháng, kể từ ngày quyết định tạm tuyển có hiệu lực thi hành. Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian nghỉ ốm đau theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tạm tuyển.3. Không điều động, bố trí, phân công công tác đối với người đang trong thời gian tạm tuyển sang vị trí việc làm khác vị trí được tạm tuyển (theo chỉ tiêu) ở trong cùng cơ quan, đơn vị hoặc sang cơ quan, đơn vị khác. Công dân được tạm tuyển ở các đơn vị nghiệp vụ không được bố trí thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến bí mật nghiệp vụ công an.
Theo đó, trừ 5 nhóm đối tượng được miễn thực hiện chế độ tạm tuyển theo quy định trên thì mọi công dân khi tham gia xét tuyển công an nhân dân, nếu như được tuyển chọn vào Công an nhân dân thì bắt buộc phải thực hiện chế độ tạm tuyển.
Hồ sơ tuyển chọn công dân tham gia nghĩa vụ công an được quy định thế nào?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ tuyển chọn
Công dân tham dự tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân nộp cho Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an cấp xã) nơi công dân có hộ khẩu thường trú các giấy tờ sau:
1. Tờ khai đăng ký thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo mẫu Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập.
2. Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, công dân tham gia nghĩa vụ công an cần phải chuẩn bị hồ sơ tuyển chọn gồm tờ khai đăng ký thực hiện nghĩa vụ công an và giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo của Tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước theo Thông tư 76/2024 thế nào?
- Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng theo Luật Đất đai mới nhất?
- Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024 thế nào?
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?