Quyết toán, kiểm toán vốn viện trợ nguồn ngân sách nhà nước và chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ được quy định như thế nào?
Quản lý tài sản viện trợ
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 23/2022/TT-BTC quy định về quản lý tài sản viện trợ cụ thể như sau:
(1) Việc quản lý, sử dụng và xử lý tài sản hình thành từ nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc phạm vi NSNN (trừ tài sản tại khoản 2 Điều này) thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công.
a) Trong quá trình thực hiện chương trình, dự án, phi dự án viện trợ, cơ quan chủ quản và chủ chương trình, dự án, phi dự án có trách nhiệm hạch toán ngân sách nhà nước, quản lý, sử dụng tài sản của chương trình, dự án, phi dự án theo quy định của pháp luật về tài sản công.
b) Khi kết thúc chương trình, dự án viện trợ, cơ quan chủ quản chỉ đạo chủ chương trình, dự án, phi dự án viện trợ bàn giao tài sản cho đơn vị khai thác, vận hành tài sản theo quy định của Hiệp định viện trợ/Thỏa thuận viện trợ, văn kiện chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định pháp luật liên quan.
c) Việc xử lý tài sản hình thành từ nguồn viện trợ của chương trình, dự án, phi dự án viện trợ được thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công.
d) Các cơ quan đơn vị tiếp nhận tài sản có trách nhiệm hạch toán vào ngân sách nhà nước, quản lý tài sản công và sử dụng đúng mục đích, tiếp nhận tài sản theo quy định.
(2) Đối với tài sản được hình thành từ nguồn vốn viện trợ thuộc diện NSNN đầu tư hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 hoặc điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Ngân sách nhà nước và Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp thì việc quản lý, sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
(3) Đối với tài sản hình thành từ vốn viện trợ bằng hàng hóa, hiện vật được bên tài trợ mua sắm và cung cấp cho bên Việt Nam, hoặc bên nước ngoài thực hiện tại Việt Nam và bàn giao tài sản, kết quả cho bên Việt Nam, đơn vị tiếp nhận phối hợp với Kho bạc Nhà nước thực hiện việc hạch toán thu, chi NSNN; đồng thời hạch toán tăng tài sản tại đơn vị theo quy định.
Quyết toán, kiểm toán vốn viện trợ nguồn ngân sách nhà nước và chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ được quy định như thế nào?
Quyết toán vốn viện trợ nguồn ngân sách nhà nước và quyết toán chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 23/2022/TT-BTC quy định về quyết toán vốn viện trợ nguồn ngân sách nhà nước và quyết toán chương tình, dự án sử dụng vốn viện trợ cụ thể như sau:
(1) Việc quyết toán kinh phí NSNN nguồn vốn viện trợ hằng năm được thực hiện căn cứ:
a) Dự toán thu, chi NSNN được cấp có thẩm quyền quyết định.
b) Bộ Tài chính thực hiện quyết toán trong phạm vi dự toán được giao theo số hạch toán NSNN của Kho bạc Nhà nước trên cơ sở biên bản thẩm định/xét duyệt quyết toán ngân sách với cơ quan chủ quản.
c) Số dư dự toán không sử dụng đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước được hủy, trừ số được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển nguồn theo quy định.
d) Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm quyết toán kinh phí với đơn vị dự toán cấp dưới theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
(2) Việc quyết toán chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về quyết toán kinh phí chương trình, dự án, phi dự án.
(3) Việc quyết toán dự án hoàn thành thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20 tháng 02 năm 2020 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước.
Kiểm toán vốn viện trợ nguồn ngân sách nhà nước
Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 23/2022/TT-BTC quy định về kiểm toán vốn viện trợ nguồn ngân sách nhà nước cụ thể như sau:
(1) Kiểm toán dự án viện trợ được thực hiện căn cứ quy định tại thỏa thuận viện trợ và quy định của pháp luật Việt Nam.
(2) Trường hợp kiểm toán độc lập: Chủ dự án có trách nhiệm gửi, hoặc đề nghị nhà tài trợ gửi các báo cáo kiểm toán độc lập hàng năm hoặc kiểm toán theo chuyên đề cho cơ quan chủ quản và cơ quan Tài chính đồng cấp để theo dõi quản lý và phục vụ cho việc thanh quyết toán nguồn vốn viện trợ của dự án.
Trên đây là một số thông tin liên quan tới quyết toán, kiểm toán và vốn viện trợ nguồn ngân sách nhà nước mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Thông tư 23/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 20/5/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?