Sản phẩm dùng trong nha khoa có phải chịu thuế giá trị gia tăng không? Trường hợp nào được áp dụng thuế suất 0%?
Sản phẩm dùng trong nha khoa có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?
Căn cứ khoản 24 Điều 5 và khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định về đối tượng không chịu thuế và thuế suất 5%;
Căn cứ khoản 24 Điều 4 và Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC) hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT và thuế suất 10%;
Căn cứ Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về thuế suất 5%.
Tại Công văn 5318/TCT-CS năm 2023 Tổng Cục thuế đã hướng dẫn như sau:
Căn cứ quy định, hướng dẫn nêu trên, trường hợp sản phẩm dùng trong nha khoa nếu được xác định là sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh thì thuộc đối tượng không chịu thuế.
Trường hợp sản phẩm nếu được xác định là thiết bị, dụng cụ y tế có Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về y tế hoặc theo Danh mục trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BYT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế và văn bản sửa đổi, bổ sung thì thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% theo hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư số 43/2021/TT-BTC.
Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật và hướng dẫn tại Công văn của Tổng Cục thuế thì đối với sản phẩm dùng trong nha khoa tùy vào hai trường hợp sau :
Trường hợp sản phẩm dùng trong nha khoa nếu được xác định là sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh thì thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp sản phẩm nếu được xác định là thiết bị, dụng cụ y tế có Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về y tế hoặc theo Danh mục trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BYT và các văn bản sửa đổi, bổ sung được xác định là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất 5%.
Sản phẩm dùng trong nha khoa có phải chịu thuế giá trị gia tăng không? (Hình ảnh từ Internet)
Trường hợp nào không được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%?
Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC gồm:
- Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản hướng dẫn tại khoản 23 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
- Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;
- Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;
- Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan);
- Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm:
+ Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành;
+ Dịch vụ thanh toán qua mạng;
+ Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.
Trang thiết bị y tế là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 98/2021/NĐ-CP thì trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, vật tư cấy ghép, dụng cụ, vật liệu, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây:
- Được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây:
+ Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương, chấn thương;
+ Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;
+ Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
+ Kiểm soát sự thụ thai;
+ Khử khuẩn trang thiết bị y tế;
+ Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.
- Không sử dụng cơ chế dược lý, miễn dịch hoặc chuyển hóa trong hoặc trên cơ thể người hoặc nếu có sử dụng các cơ chế này thì chỉ mang tính chất hỗ trợ để đạt mục đích quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?