Sắp tới, nếu thông tin trong sổ hộ khẩu khác với thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú thì có được tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình không?
Bảo hiểm y tế là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014), theo đó có thể hiểu:
“Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.”
Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo hiểm y tế 2008 và điểm b khoản 4 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 quy định về chính sách Nhà nước về bảo hiểm y tế, theo đó:
- Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng
- Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hoặc đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng.
- Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong quản lý bảo hiểm y tế.
Trường hợp thông tin trong sổ hộ khẩu khác với thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú thì có được tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình?
Quy định về nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP về nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, theo đó:
- Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
- Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
- Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
+ Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
+ Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đó, việc xác định đối tượng đóng, mức đóng và giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 30/2020/TT-BYT. Theo đó:
“Điều 4. Xác định đối tượng đóng, mức đóng và giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình
1. Việc xác định đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP căn cứ vào một trong các giấy tờ sau đây:
a) Đối với chức sắc, chức việc, nhà tu hành: sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc danh sách có đóng dấu của tổ chức tôn giáo trực tiếp quản lý chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
b) Đối với người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội: sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc danh sách có đóng dấu của cơ sở bảo trợ xã hội nơi người đó đang cư trú.
2. Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP được thực hiện ngay từ người thứ hai trở đi có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc trong danh sách có đóng dấu của tổ chức tôn giáo, cơ sở bảo trợ xã hội quy định tại khoản 1 Điều này tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình.”
Thông tin trong sổ hộ khẩu khác với thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú thì có được tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 1 Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế (Dự thảo 1) như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
…
3. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 5 như sau:
...
b) Bổ sung các khoản 4, 5 và 6 vào sau khoản 3 như sau:
4. Đối với hộ gia đình đang tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình mà vẫn còn giữ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022 theo quy định tại khoản 3 Điều 38 của Luật Cư trú. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 thực hiện tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình theo khoản 2 Điều 37 của Luật Cư trú.
5. Đối với trường hợp công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú sau ngày 01 tháng 7 năm 2021 dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú bị cơ quan đăng ký cư trú thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật Cư trú.
6. Đối với trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật Cư trú.”
Bên cạnh đó, đối với quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật Cư trú thì “Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là hộ gia đình) bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú”.
Như vậy, căn cứ theo như quy định của Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế thì việc thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác với thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú và được tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Cư trú.
Chi tiết nội dung Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế: tại đây.
- khoản 2 Điều 37 của Luật Cư trú
- điểm b khoản 3 Điều 1 Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế
- Điều 4 Thông tư 30/2020/TT-BYT
- Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP
- điểm b khoản 4 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013
- Điều 4 Luật Bảo hiểm y tế 2008
- khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?