Sau khi kết thúc chuyến đi nước ngoài về việc công thì công chức, viên chức tại TP.HCM có được xin phép ở lại nước ngoài vì việc riêng không?
Hồ sơ đề nghị đi nước ngoài về việc công được quy định thế nào?
Theo Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 14/2022/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định về hồ sơ đề nghị đi nước ngoài về việc công như sau:
- Văn bản đề nghị xét duyệt đi nước ngoài về việc công đảm bảo các yêu cầu, nội dung sau đây:
+ Trường hợp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, văn bản do người đứng đầu cơ quan, đơn vị ký ban hành. Trường hợp thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thì văn bản do người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc đang trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ký ban hành.
+ Bảo đảm đầy đủ nội dung: mục đích chuyến đi; nội dung chuyến đi; thời điểm đi nước ngoài và trở về Việt Nam; nguồn kinh phí và cơ quan, tổ chức tài trợ, chi trả..
- Thư mời của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế (nếu có), gồm:
+ Bản sao có chứng thực đối với các trường hợp đủ điều kiện hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.
+ Bản dịch sang tiếng Việt Nam, được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chứng thực chữ ký người dịch.
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp. Trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức thì thực hiện theo mẫu Sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Bộ Nội vụ.
- Nội dung thuyết trình, phát biểu tại nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cử đi nước ngoài (nếu có).
- Văn bản thẩm định của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đối với nội dung thuyết trình, phát biểu tại nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi phụ trách được đề cử đi nước ngoài (nếu có).
- Văn bản thẩm định của Ban Tuyên giáo Thành ủy đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang làm việc trong các cơ quan báo chí, xuất bản Thành phố được cử đi nước ngoài về việc công.
Theo đó, hồ sơ bắt buộc phải có khi đề nghị đi nước ngoài về việc công là văn bản đề nghị xét duyệt đi nước ngoài về việc công, sơ yếu lý lịch có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, nếu là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang làm việc tại cơ quan báo chí thì phải có văn bản thẩm định của Ban Tuyên giáo Thành ủy.
Sau khi kết thúc chuyến đi nước ngoài về việc công thì công chức, viên chức tại TP.HCM có được xin phép ở lại nước ngoài vì việc riêng không?
Thời gian xử lý đề nghị đi nước ngoài về việc công là bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 14/2022/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định về thời gian nộp hồ sơ đề nghị đi nước ngoài về việc công như sau:
- Cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đi nước ngoài về việc công có trách nhiệm nộp đầy đủ hồ sơ theo Quy chế này về Sở Nội vụ trước thời hạn đi công tác 15 ngày làm việc.
- Sở Nội vụ có trách nhiệm thẩm định và nộp đầy đủ hồ sơ theo Quy chế này về Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố trong 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố rà soát và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Trường hợp đi nước ngoài về việc công rồi chuyển sang xin nghỉ phép về việc riêng thì có được không?
Theo Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 14/2022/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định giải quyết các trường hợp xin nghỉ phép ở lại nước ngoài về việc riêng sau chuyến đi nước ngoài về việc công.
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được phép ở lại nước ngoài về việc riêng sau khi kết thúc chuyến đi nước ngoài về việc công nhưng không quá số ngày phép còn lại được nghỉ trong năm và phải thực hiện các quy định:
- Phải thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục xin phép đi nước ngoài về việc riêng tại Điều 14 Quy chế này và được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản trước ngày kết thúc chuyến đi nước ngoài về việc công. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang ở nước ngoài thì thực hiện gửi đơn xin phép bằng đường bưu điện, gửi bằng hộp thư điện tử công vụ, tin nhắn điện thoại hoặc các phương tiện, hình thức liên lạc khác có thể để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Không sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ để đi nước ngoài về việc công trong trường hợp này.
- Tự chi trả các khoản chi phát sinh ngoài dự toán kinh phí đi công tác và có trách nhiệm báo với cơ quan có liên quan để điều chỉnh các thủ tục cần thiết liên quan đến thực hiện kinh phí chuyến đi.
- Việc cho phép ở lại nước ngoài về việc riêng sau chuyến đi nước ngoài về việc công phải thể hiện bằng Quyết định hành chính. Quyết định cho phép hoặc không cho phép sẽ được gửi bằng đường bưu điện theo địa chỉ và hộp thư điện tử mà cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã cung cấp.
Như vậy, cán, bộ, công chức, viên, chức và người lao động sau khi kết thúc chuyến đi nước ngoài về việc công thì có thể xin phép ở lại nước ngoài về việc riêng với thời gian không quá số ngày nghỉ phép còn lại trong năm. Việc xin phép được thực hiện qua các hình thức như thư điện tử công vụ, tin nhắn điện thoại,… Mọi chi phí phát sinh ngoài dự toán kinh phí công tác sẽ do người đề nghị tự chi trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?