Sẽ có thêm vị trí tư vấn tâm lý học đường trong trường học khi sửa Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT đúng không?
Sẽ có thêm vị trí tư vấn tâm lý học đường trong trường học khi sửa Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT đúng không?
Sáng ngày 8/11, tại Phiên họp Chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội liên quan đến giải pháp xử lý, ngăn chặn bạo lực học đường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, cần phải áp dụng loạt giải pháp có tính chất tổng thể với sự vào cuộc của toàn xã hội.
Tuy nhiên với trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo tính đến một số giải pháp cụ thể với các mức độ ưu tiên.
Việc đầu tiên là tăng cường kỹ năng xử lý các vấn đề phát sinh đối với bản thân mình của học sinh, đây là trang bị kỹ năng sống rất là quan trọng khi ứng xử với mạng xã hội, hay giao tiếp xã hội phát sinh những vấn đề có nguy cơ liên quan bạo lực đối với chính mình.
Nhiều em còn ngần ngại khi thông tin, trao đổi, lúng túng khi xử lý do các em còn thiếu kỹ năng xử lý.
Đối với giáo viên chủ nhiệm, tăng cường tập huấn về kỹ năng xử lý các vấn đề phát sinh đối với học sinh phụ trách của mình, đây cũng là một khâu rất là quan trọng.
"Đặc biệt khi sửa Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT trong quy định các vị trí việc làm trong nhà trường cũng đã được thống nhất với Bộ Nội vụ, tới đây có thêm một vị trí chuyên về tư vấn tâm lý học đường"
Trước đây vị trí này hoạt động kiêm nhiệm một số giờ như thế cũng rất hạn chế. Với nguồn nhân lực của ngành đào tạo trong các trường sư phạm, một năm khoảng 9000 nhân lực và đào tạo tăng cường thì số vị trí này có thể đáp ứng được.
Vị trí giáo vụ đã xác trong nhà trường cũng sẽ hỗ trợ các vấn đề liên quan đến phát hiện, ngăn chặn liên quan đến bạo lực học đường.
Bên cạnh đó, nhà trường đưa thêm và tăng cường các hoạt động mang tính tích cực như các hoạt động tập thể, hoạt đông Đoàn, Đội vui chơi, giải trí, tăng cường thêm nhiều các hoạt động tích cực sẽ giảm khả năng học sinh sa vào những hoạt động tiêu cực.
Cùng với đó, phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh, phụ huynh cũng phải tăng cường xử lý những vấn đề phát sinh bạo lực học đường liên quan đến con em của mình.
"Nhưng hơn hết, bao trùm là chúng ta tiến hành thật tốt triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu quan trọng là phát triển con người, nâng cao phẩm chất, nhân cách, đạo đức.
Để xử lý tốt việc này, tức là có một yếu tố mang tính nền tảng gốc rễ để chúng ta có thể triển khai giải quyết tận gốc những vấn đề về bạo lực học đường". Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.
Như vậy, theo như nội dung nêu trên thì tới đây sẽ khi sửa Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT có thể sẽ có thêm một vị trí tư vấn tâm lý học đường trong trường học.
Nguồn: Cồng thông tin điện tử Chính phủ.
Sẽ có thêm vị trí tư vấn tâm lý học đường trong trường học khi sửa Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT đúng không? (Hình từ Internet)
Trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập có các vị trí việc làm nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT, quy định trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập có các vị trí việc làm như sau:
Đối với vị trí việc làm trong trường phổ thông cấp tiểu học:
- Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành (02 vị trí):
+ Hiệu trưởng;
+ Phó hiệu trưởng.
- Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp (01 vị trí): Giáo viên.
- Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ (08 vị trí):
+ Thư viện, thiết bị;
+ Công nghệ thông tin;
+ Kế toán;
+ Thủ quỹ;
+ Văn thư;
+ Y tế;
+ Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
+ Giáo vụ (áp dụng đối với trường dành cho người khuyết tật).
Đối với vị trí việc làm trong trường phổ thông cấp trung học cơ sở:
- Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành (02 vị trí):
+ Hiệu trưởng;
+ Phó hiệu trưởng.
- Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp (01 vị trí): Giáo viên.
- Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ (09 vị trí):
+ Thư viện;
+ Thiết bị, thí nghiệm;
+ Công nghệ thông tin;
+ Kế toán;
+ Thủ quỹ;
+ Văn thư;
+ Y tế;
+ Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
+ Giáo vụ (áp dụng đối với trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật).
Đối với vị trí việc làm trong trường phổ thông cấp trung học phổ thông:
- Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành (02 vị trí):
+ Hiệu trưởng;
+ Phó hiệu trưởng.
- Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp (01 vị trí): Giáo viên.
+ Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ (09 vị trí):
+ Thư viện;
+ Thiết bị, thí nghiệm;
+ Công nghệ thông tin;
+ Kế toán;
+ Thủ quỹ;
+ Văn thư;
+ Y tế;
+ Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
+ Giáo vụ (áp dụng đối với trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, trường trung học phổ thông chuyên).
Định mức số lượng người làm việc trong trường phổ thông có nhiều cấp học như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT, quy định về định mức số lượng người làm việc trong trường phổ thông có nhiều cấp học gồm có như sau:
- Định mức số lượng người làm việc ở các vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành và các vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ được áp dụng theo cấp học cao nhất có trong nhà trường và được tính trên tổng số lớp của các cấp học;
- Định mức số lượng người làm việc ở vị trí việc làm gắn với hoạt động nghề nghiệp của giáo viên được tính theo định mức giáo viên trên lớp tương ứng với từng cấp học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?