Sinh viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỷ luật buộc thôi học đúng không? Hành vi nào nghiêm cấm sinh viên không được làm?
Thi hộ là gì?
- Thi hộ là hành vi trái pháp luật, được hiểu là việc thuê hoặc nhờ người khác với nhiều hình thức khác nhau nhằm giả danh người đó tham gia cuộc thi, kỳ thi theo quy chế của Bộ Giáo dục.
- Tổ chức thi hộ là hành vi vi phạm pháp luật được hiểu là hành vi của một nhóm người, tổ chức với nhiều hình thức khác nhau trở thành trung gian, móc nối thi hộ cho người khác.
Hành vi nào nghiêm cấm sinh viên không được làm?
Căn cứ Điều 6 Quy chế ban hành kèm Quyết định 42/2007/QĐ-BGDĐT quy định các hành vi sinh viên không được làm bao gồm:
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên nhà trường và HSSV khác.
- Gian lận trong học tập như: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, xin điểm; học, thi, thực tập, trực hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi, thực tập, trực hộ; sao chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp; tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác.
- Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; say rượu, bia khi đến lớp.
- Gây rối an ninh, trật tự trong trường hoặc nơi công cộng.
- Tham gia đua xe hoặc cổ vũ đua xe trái phép.
- Đánh bạc dưới mọi hình thức.
- Sản xuất, buôn bán, vận chuyển, phát tán, tàng trữ, sử dụng hoặc lôi kéo người khác sử dụng vũ khí, chất nổ, các chất ma tuý, các loại hoá chất cấm sử dụng, các tài liệu, ấn phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và các tài liệu cấm khác theo quy định của Nhà nước; tổ chức, tham gia, truyền bá các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo trong nhà trường và các hành vi vi phạm đạo đức khác.
- Thành lập, tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái pháp luật; tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể mang danh nghĩa nhà trường khi chưa được Hiệu trưởng cho phép.
Như vậy, quy định nêu rõ có 08 hành vi nghiêm cấm sinh viên không được làm.
Chính vì tính chất hành vi trái đạo đức, trái pháp luật nên nếu việc thi hộ, nhờ thi hộ bị phát hiện, trước hết bài làm hộ, bài thi hộ của sinh viên đó sẽ bị hủy bỏ, không được công nhận điểm danh trong các buổi học hộ; ngoài ra, sẽ bị xử lý hành chính và kỷ luật giáo dục.
Trường hợp sinh viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỷ luật buộc thôi học? Hành vi nào nghiêm cấm sinh viên không được làm?(Hình internet)
Trường hợp sinh viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỷ luật buộc thôi học?
Căn cứ tại Điều 20 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về xử lý vi phạm đối với sinh viên
- Sinh viên có gian lận trong thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ bị xử lý kỷ luật đối với từng học phần đã vi phạm theo các quy định của Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Sinh viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 01 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.
- Người học sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc điều kiện tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học; văn bằng tốt nghiệp nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, huỷ bỏ.
Như vậy, sinh viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 01 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.
Ngoài ra, sinh viên không chỉ bị kỷ luật theo quy định về quản lý giáo dục mà hành vi thi hộ, nhờ người thi hộ còn có thể bị xử lý hành chính theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 04/2021/NĐ-CP:
Vi phạm quy định về thi
...
3. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về thi theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vào khu vực tổ chức thi, chấm thi khi không được phép; mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài;
c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo bài thi nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức chấm thi sai quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm.
Như vậy, hành vi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ sẽ có thể bị phạt tiền tối đa đến từ 14 đến 16 triệu đồng,
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?