Số tài khoản thu phí thường niên BIDV là gì? Cách tra cứu số tài khoản thu phí thường niên BIDV nhanh nhất?
Số tài khoản thu phí thường niên BIDV là gì? Cách tra cứu số tài khoản thu phí thường niên BIDV nhanh nhất?
Xem thêm: Phí thường niên Ngân hàng BIDV năm 2024
Phí thường niên BIDV là một khoản tiền hàng năm người dùng phải trả cho ngân hàng để sử dụng các tính năng dịch vụ của thẻ.
Phí thường niên khác hoàn toàn phí duy trì tài khoản. Phí duy trì tài khoản được tính theo tháng và nhằm mục đích quản lý và duy trì tài khoản của người dùng (tức là cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch phổ biến như chuyển khoản, rút tiền và kiểm tra số dư một cách nhanh chóng và đơn giản).
Số tài khoản thu phí thường niên BIDV là số tài khoản ATM hoặc số tài khoản thẻ tín dụng, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng như chuyển tiền, nhận tiền, và tra cứu thông tin tài khoản. Hay nói cách khác, tài khoản thu phí thường niên BIDV là số tài khoản mà ngân hàng sẽ tự động trừ tiền hàng năm để đảm bảo thẻ luôn hoạt động với tính năng và chất lượng tốt nhất.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại tài khoản và thẻ của BIDV đều cần phải đóng phí thường niên. Để xác định xem loại tài khoản hoặc thẻ đó có cần phải trả phí thường niên hay không, ta cần xem xét chức năng thanh toán. Các loại thẻ mà không có chức năng thanh toán thường không yêu cầu trả phí thường niên.
Một số loại thẻ tại BIDV cần phải trả phí thường niên bao gồm:
- Thẻ thanh toán
- Thẻ tín dụng
- Thẻ ghi nợ
Có thể tham khảo các cách tra cứu số tài khoản thu phí thường niên BIDV dưới đây:
(1) Kiểm tra tài khoản thu phí thường niên BIDV tại cây ATM
(2) Kiểm tra tại Văn phòng giao dịch BIDV
(3) Liên hệ tổng đài 1900 9247 của BIDV để tra cứu số tài khoản thu phí thường niên tại ngân hàng.
(4) Tra cứu qua app BIDV Smart Banking
(5) Tra cứu tại SMS Banking BIDV
Nguồn: Trang thông tin điện tử Ngân hàng BIDV
Số tài khoản thu phí thường niên BIDV là gì? Cách tra cứu số tài khoản thu phí thường niên BIDV nhanh nhất? (Hình từ internet)
Nguyên tắc thu phí thường niên BIDV áp dụng đối với thẻ ghi nợ nội địa áp dụng theo nguyên tắc nào?
Tại Điều 4 Thông tư 35/2012/TT-NHNN quy định nguyên tắc thu phí dịch vụ thẻ như sau:
Nguyên tắc thu phí dịch vụ thẻ
1. Tổ chức phát hành thẻ được thu phí dịch vụ thẻ đối với chủ thẻ theo loại phí, mức phí do Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành thẻ quy định tại biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức mình nhưng phải bảo đảm nằm trong khuôn khổ và lộ trình quy định đối với các loại phí nêu tại Biểu khung mức phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (Phụ lục) ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức phát hành thẻ không được thu thêm phí ngoài biểu phí dịch vụ thẻ đã ban hành.
3. Tổ chức phát hành thẻ không được thu phí từ chủ thẻ đối với những giao dịch thẻ không thành công hoặc giao dịch thẻ bị sai sót không phải do lỗi của chủ thẻ.
4. Tổ chức thanh toán thẻ, tổ chức chuyển mạch thẻ không được thu phí dịch vụ thẻ đối với chủ thẻ.
5. Đơn vị chấp nhận thẻ không được thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ.
Theo quy định trên, nguyên tắc thu phí thường niên BIDV áp dụng đối với thẻ ghi nợ nội địa bao gồm các nguyên tắc sau:
- Tổ chức phát hành thẻ được thu phí dịch vụ thẻ đối với chủ thẻ theo loại phí, mức phí do Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành thẻ quy định tại biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức mình nhưng phải bảo đảm nằm trong khuôn khổ và lộ trình quy định đối với các loại phí nêu tại Biểu khung mức phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (Phụ lục) ban hành kèm theo Thông tư 35/2012/TT-NHNN.
- Tổ chức phát hành thẻ không được thu thêm phí ngoài biểu phí dịch vụ thẻ đã ban hành.
- Tổ chức phát hành thẻ không được thu phí từ chủ thẻ đối với những giao dịch thẻ không thành công hoặc giao dịch thẻ bị sai sót không phải do lỗi của chủ thẻ.
- Tổ chức thanh toán thẻ, tổ chức chuyển mạch thẻ không được thu phí dịch vụ thẻ đối với chủ thẻ.
- Đơn vị chấp nhận thẻ không được thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ.
Trách nhiệm tổ chức phát hành thẻ hiện nay được quy định như thế nào?
Tại Điều 5 Thông tư 35/2012/TT-NHNN quy định về trách nhiệm của tổ chức phát hành thẻ như sau:
- Tối thiểu 15 ngày trước khi áp dụng biểu phí dịch vụ thẻ (ban hành mới hoặc điều chỉnh, bổ sung), tổ chức phát hành thẻ phải gửi biểu phí dịch vụ thẻ của đơn vị mình cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán và Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để báo cáo và giám sát.
- Niêm yết công khai biểu phí dịch vụ thẻ theo đúng quy định của pháp luật.
- Phổ biến, hướng dẫn cho khách hàng biết về dịch vụ thẻ, quy trình thao tác sử dụng thẻ, biểu phí dịch vụ thẻ hiện hành và các quy định khác có liên quan đến dịch vụ thẻ của đơn vị mình, đảm bảo khách hàng có đủ thông tin cần thiết để xem xét, lựa chọn và quyết định việc sử dụng dịch vụ thẻ.
- Giải đáp, xử lý kịp thời các thắc mắc, khiếu nại hoặc sự cố kỹ thuật cho chủ thẻ. Hoàn trả số tiền giao dịch đã thu cho chủ thẻ nếu giao dịch thẻ không thành công và bồi thường thiệt hại cho chủ thẻ theo quy định của pháp luật nếu thiệt hại xảy ra do lỗi của tổ chức phát hành thẻ.
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc trang bị, quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn hoạt động của ATM và các thiết bị đọc thẻ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?