Số tiền tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng trên cơ sở trái phiếu đặc biệt được tính như thế nào?
Số tiền tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng trên cơ sở trái phiếu đặc biệt được tính như thế nào?
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 15/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Số tiền tái cấp vốn
1. Số tiền tái cấp vốn được tính theo công thức quy định tại khoản 2 Điều này nhưng không vượt quá số tiền đề nghị vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng.
2. Công thức tính số tiền tái cấp vốn:
Trong đó:
ST là số tiền tái cấp vốn.
TL là tỷ lệ tái cấp vốn được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
MG là tổng mệnh giá trái phiếu đặc biệt tại Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn.
DPRR là tổng số dự phòng rủi ro đã trích lập đối với trái phiếu đặc biệt tại Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn.
TN là tổng số tiền thu hồi nợ tại Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn.
Theo như quy định trên thì số tiền tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng trên cơ sở trái phiếu đặc biệt sẽ được xác định dựa vào tỷ lệ tái cấp vốn, tổng mệnh giá trái phiếu đặc biệt, tổng số dự phòng rủi ro đã trích lập đối với trái phiếu đặc biệt và tổng số tiền thu hồi nợ.
Số tiền tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng trên cơ sở trái phiếu đặc biệt được tính như thế nào?
Điều kiện tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng trên cơ sở trái phiếu đặc biệt là gì?
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 15/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Điều kiện tái cấp vốn
Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
1. Tổ chức tín dụng không trong thời gian được kiểm soát đặc biệt hoặc bị xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
2. Tổ chức tín dụng đã trích lập dự phòng rủi ro đối với tất cả trái phiếu đặc biệt đang sở hữu theo quy định của pháp luật hoặc văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền trong vòng 12 tháng liền kề trước ngày tổ chức tín dụng có Giấy đề nghị vay tái cấp vốn.
3. Tổ chức tín dụng tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) và quy định của Ngân hàng Nhà nước trong vòng 12 tháng liền kề trước ngày tổ chức tín dụng có Giấy đề nghị vay tái cấp vốn.
4. Trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Theo đó, trong thời gian tới để được tái cấp vốn thì tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt của công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Không trong thời gian được kiểm soát đặc biệt hoặc bị xử lý vi phạm
- Đã trích lập dự phòng rủi ro đối với tất cả trái phiếu đặc biệt đang sở hữu theo quy định của pháp luật hoặc văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền trong vòng 12 tháng liền kề trước ngày tổ chức tín dụng có Giấy đề nghị vay tái cấp vốn.
- Tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong vòng 12 tháng liền kề trước ngày tổ chức tín dụng có Giấy đề nghị vay tái cấp vốn.
- Trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định pháp luật.
Điều kiện gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng trên cơ sở trái phiếu đặc biệt là gì?
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 15/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Điều kiện gia hạn tái cấp vốn
Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
1. Tổ chức tín dụng không trong thời gian được kiểm soát đặc biệt hoặc bị xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
2. Tổ chức tín dụng đã trích lập dự phòng rủi ro đối với tất cả trái phiếu đặc biệt đang sở hữu theo quy định của pháp luật hoặc văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền trong vòng 12 tháng liền kề trước ngày tổ chức tín dụng có Giấy đề nghị gia hạn vay tái cấp vốn.
3. Tổ chức tín dụng gặp khó khăn về khả năng chi trả.
4. Trái phiếu đặc biệt làm cơ sở gia hạn tái cấp vốn đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư này.
5. Tổng mệnh giá trái phiếu đặc biệt làm cơ sở gia hạn tái cấp vốn phải bảo đảm:
Trong đó:
MG là tổng mệnh giá trái phiếu đặc biệt tại Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở gia hạn tái cấp vốn.
ST là số tiền tổ chức tín dụng đề nghị gia hạn vay tái cấp vốn.
TL là tỷ lệ gia hạn tái cấp vốn được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
DPRR là tổng số dự phòng rủi ro đã trích lập đối với trái phiếu đặc biệt tại Bảng kẻ trái phiếu đặc biệt làm cơ sở gia hạn tái cấp vốn.
TN là tổng số tiền thu hồi nợ tại Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở gia hạn tái cấp vốn.
Theo đó, để được gia hạn tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt thì tổ chức tín dụng phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Không trong thời gian được kiểm soát đặc biệt hoặc bị xử lý vi phạm;
- Đã trích lập dự phòng rủi ro đối với tất cả trái phiếu đặc biệt đang sở hữu theo quy định của pháp luật hoặc văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền trong vòng 12 tháng liền kề trước ngày tổ chức tín dụng có Giấy đề nghị gia hạn vay tái cấp vốn;
- Gặp khó khăn về khả năng chi trả;
- Trái phiếu đặc biệt làm cơ sở gia hạn tái cấp vốn đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định
- Tổng mệnh giá trái phiếu đặc biệt phải lớn hơn hoặc bằng tổng số tiền đề nghị gia hạn tái cấp vốn với tổng số dự phòng rủi ro đã trích lập và tổng số tiền thu hồi nợ.
Thông tư 15/2022/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ ngày 17/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?