So với Quyết định 490/2008/QĐ-TTg thì Quyết định 768/2016/QĐ-TTg đã mở rộng Vùng Thủ đô Hà Nội thêm mấy tỉnh?

So với Quyết định 490/2008/QĐ-TTg thì Quyết định 768/2016/QĐ-TTg đã mở rộng Vùng Thủ đô Hà Nội thêm mấy tỉnh?

So với Quyết định 490/2008/QĐ-TTg thì Quyết định 768/2016/QĐ-TTg đã mở rộng Vùng Thủ đô Hà Nội thêm mấy tỉnh?

Xem thêm: Đáp án Cuộc thi 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tuần cuối (tuần 12)

Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 768/2016/QĐ-TTg đã mở rộng Vùng Thủ đô Hà Nội thêm các tỉnh như sau:

Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:
...
2. Phạm vi, quy mô
Phạm vi Vùng Thủ đô Hà Nội gồm toàn bộ ranh giới của Thủ đô Hà Nội và 09 tỉnh xung quanh là Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang (trong đó Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang là 03 tỉnh được mở rộng so với Quyết định số 490/2008/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ). Tổng diện tích toàn vùng Khoảng 24.314,7 km2.

Trước đó, tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 490/QĐ-TTg năm 2008 đã được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 quy định về phạm vi quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội như sau:

Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:
...
3. Phạm vi lập quy hoạch:

Phạm vi lập quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính Thủ đô Hà Nội và 7 tỉnh: Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Hoà Bình với diện tích tự nhiên khoảng 13.436 km2, bán kính ảnh hưởng từ 100 - 150 km. Phạm vi nghiên cứu bao gồm cả vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các khu vực liên quan đến không gian phát triển kinh tế xã hội của vùng trong tầm nhìn hướng tới năm 2050.

Như vậy, so với Quyết định số 490/2008/QĐ-TTg thì Quyết định số 768/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã mở rộng Vùng Thủ đô Hà Nội thêm 03 tỉnh là Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang.

So với Quyết định 490/2008/QĐ-TTg thì Quyết định 768/2016/QĐ-TTg đã mở rộng Vùng Thủ đô Hà Nội thêm mấy tỉnh?

So với Quyết định 490/2008/QĐ-TTg thì Quyết định 768/2016/QĐ-TTg đã mở rộng Vùng Thủ đô Hà Nội thêm mấy tỉnh? (Hình từ Internet)

Định hướng phát triển nông thôn theo quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?

Theo Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 về định hướng phát triển nông thôn như sau:

- Tập trung nguồn lực để xây dựng nông thôn mới; xây dựng nông thôn theo hướng kết hợp cải tạo không gian cũ với phát triển mới các Điểm dân cư nông thôn sản xuất nông nghiệp hiện đại, cơ sở hạ tầng và dịch vụ đồng bộ, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

- Phát triển các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã trở thành các trung tâm dịch vụ, gắn với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp tại khu vực nông thôn.

- Hình thành các chợ đầu mối nông sản, chợ truyền thống với vị trí thuận tiện nhưng không ảnh hưởng tới giao thông, đảm bảo Điều kiện vệ sinh.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến sản phẩm: Vùng đồng bằng (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam) phát triển các vùng lúa đặc sản, lúa chất lượng cao, rau quả sạch, hoa, cây ăn quả đặc sản; vùng trung du, miền núi (Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang) phát triển các vùng cây công nghiệp, cây ăn quả đặc sản...

- Kết hợp không gian văn hóa truyền thống (đình, đền,...) với thiết chế văn hóa làng xã tạo đời sống văn minh. Bảo tồn và phát triển các khu vực làng nghề, kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ thương mại. Các Điểm dân cư nằm trong hành lang du lịch kết hợp với mô hình du lịch sinh thái, trồng cây đặc sản.

- Cải tạo, xây dựng kiến trúc nhà ở và cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với Điều kiện sống của dân cư theo đặc trưng từng vùng, không phá vỡ cảnh quan sinh thái nông thôn; đối với các Điểm dân cư mới phát triển phải có quy hoạch, kiến trúc cảnh quan phù hợp với truyền thống và đáp ứng Điều kiện sống mới.

Mục tiêu điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 quy định về mục tiêu điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

- Đáp ứng các yêu cầu phát triển, công tác quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội có sự phân công, hợp tác, chia sẻ và liên kết giữa các địa phương trong Vùng;

Đảm bảo phân bổ nguồn lực quốc gia có hiệu quả; hạn chế những mặt trái của quá trình đô thị hóa đến môi trường sống, tác động của biến đổi khí hậu nhằm xây dựng Vùng phát triển thịnh vượng và có môi trường bền vững.

- Đáp ứng nhu cầu xây dựng đồng bộ và hiện đại hệ thống mạng lưới hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Vùng, tạo Điều kiện cho các đô thị tiếp tục phát huy vai trò là những hạt nhân tạo động lực thúc đẩy phát triển cho các khu vực xung quanh về kinh tế, văn hóa - xã hội;

Phát triển cân bằng giữa đô thị và nông thôn; bảo đảm quốc phòng - an ninh.

- Làm cơ sở cho lập và Điều chỉnh các quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng dọc tuyến đường vành đai, cao tốc liên tỉnh, các vùng và khu chức năng đặc thù, quy hoạch chung các đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật; là cơ sở lập dữ liệu phục vụ công tác quản lý, đề xuất cơ chế chính sách và mô hình quản lý Vùng.

Phát triển Thủ đô Hà Nội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Từ 1/1/2025, trường hợp nào ngừng cấp điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Hà Nội?
Pháp luật
Từ 1/1/2025, Thủ đô cho phép xây dựng mới công trình, nhà ở trên bãi sông Hồng và sông Đuống?
Pháp luật
Từ 1/7/2025, Thành phố Hà Nội có được phép xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng không?
Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên ứng dụng iHanoi mới nhất 2024? Mục tiêu đến 2030 tầm nhìn 2045 phát triển Thủ đô ra sao?
Pháp luật
Theo Chương trình 06-CTr/TU năm 2021 việc biểu dương, tôn vinh các mô hình văn hoá tiêu biểu ở Hà Nội được tổ chức theo thời gian nào?
Pháp luật
Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy xác định vị trí của phát triển văn hoá trong tương quan với phát triển kinh tế như thế nào?
Pháp luật
Việc xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại vùng Hòa Lạc, Xuân Mai là thuộc khu vực phía nào sau đây của Hà Nội?
Pháp luật
Nhận thức về công nghiệp văn hóa là một quá trình như thế nào theo Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022?
Pháp luật
Mục tiêu đến năm 2045, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành một ngành kinh tế có đặc điểm nào theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội?
Pháp luật
Tầm nhìn 2045 đề ra việc thúc đẩy mạnh mẽ quá trình nào trong phát triển kinh tế Thủ đô theo Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát triển Thủ đô Hà Nội
1,219 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phát triển Thủ đô Hà Nội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phát triển Thủ đô Hà Nội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào