Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường phòng, chống bệnh dịch cúm gia cầm H5N1 như thế nào?
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường phòng, chống bệnh dịch cúm gia cầm H5N1 như thế nào?
Ngày 24/2/2023 Sở Y tế tiếp nhận Công văn 586/PAS-KSBT năm 2023 của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh về việc tăng cường giám sát viêm phổi nặng do vi rút. Theo thông tin chia sẻ từ Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) và Cơ quan đầu mối tế quốc tế tại Việt Nam, tại tỉnh Prey Venbg, Campuchia (có đường biên giới với Việt Nam), bước đầu ghi nhận 02 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút cúm gia cầm độc lực cao A(H5N1), trong đó đã có 01 trường hợp bệnh nhi tử vong và một số trường hợp bệnh nghi ngờ.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh dịch cúm gia cầm H5N1, ngày 25-2-2023, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã có Công văn 1277/SYT-NVY năm 2023 khẩn gửi đến các cơ quan, đơn vị về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm A(H5N1).
Tại Công văn 1277/SYT-NVY, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã có chỉ đạo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố như sau:
- Triển khai các biện pháp giám sát chặt người nhập cảnh đi/đến/ở từ vùng có dịch cúm A(H5N1) và phối hợp với các trạm Kiểm dịch động vật trong giám sát gia cầm, thủy cầm vào Việt Nam qua cửa khẩu.
- Giám sát, phát hiện sớm các trường hợp, chùm ca bệnh/ổ dịch cúm và viêm hô hấp chưa rõ nguyên nhân tại cộng đồng và các cơ sở y tế để điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh để xác định nguyên nhân và triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch, hạn chế lây lan diện rộng.
- Truyền thông đến người dân về các biện pháp phát hiện, phòng, chống bệnh cúm gia cầm tại cửa khẩu và tại cộng đồng.
- Làm đầu mối, phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm tại các quận, huyện, thành phố Thủ Đức theo quy định của Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tổ chức tập huấn cho các Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức về công tác giám sát và phòng, chống dịch cúm A(H5N1) tại cộng đồng.
Đồng thời, tại Công văn 1277/SYT-NVY, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh có chỉ đạo với Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức như sau:
- Phối hợp với Phòng Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể địa phương triển khai các biện pháp phòng. chống dịch cúm A(H5N1) theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố và hướng dẫn của các sở, ngành liên quan.
- Tăng cường giám sát để phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi nặng do vi rút tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng; đặc biệt chú ý đến các trường hợp có tiền sử dịch tễ đi/đến/ở từ vùng dịch, báo cáo ngay về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời.
- Thực hiện các biện pháp truyền thông phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn quản lý.
Bên cạnh đó Công văn 1277/SYT-NVY, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có chỉ đạo với các cơ sở khám chữa bệnh như sau:
- Thực hiện nghiêm “Hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng lây nhiễm cúm A(H5N1) ở người” theo Quyết định 30/2008/QĐ-BYT ngày 19 tháng 8 năm 2008 của Bộ Y tế.
- Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi diễn tiến bất thường, đặc biệt có tiền sử tiếp xúc với gia cầm ốm, chết; thực hiện hội chẩn với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới để được chẩn đoán, cách ly điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất tử vong. Báo cáo khẩn về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố để được điều tra dịch tễ, lấy mẫu giám sát kịp thời.
- Giao Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đảm bảo nhân sự, trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc để tiếp nhận cách ly, điều trị các trường hợp nghi ngờ hoặc xác định cúm A(H5N1) theo đúng quy định. Tổ chức tập huấn lại về chẩn đoán, điều trị, phòng lây nhiễm cúm A(H5N1) cho các cơ sở khám chữa bệnh.
- Giao Phòng Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức triển khai nội dung văn bản này đến các phòng khám đa khoa, chuyên khoa trên địa bàn để biết và thực hiện.
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường phòng, chống bệnh dịch cúm gia cầm H5N1 như thế nào? (HÌnh từ Internet)
Bệnh Cúm gia cầm được quy định như thế nào?
Căn cứ Mục 1 Phụ lục 09 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có giới thiệu về Bệnh cúm gia cầm như sau:
+ Bệnh Cúm gia cầm (Avian Influenza) là một bệnh truyền nhiễm ở loài chim (bao gồm cả gia cầm và chim hoang dã) và động vật có vú (bao gồm cả người); gây ra do vi rút cúm típ A thuộc họ Orthomyxoviridae, chứa ARN, có vỏ bọc bằng lipit. Trên vỏ bọc có hai loại kháng nguyên H (Hemagglutinin) và N (Neuraminidase).
Kháng nguyên H có 16 subtype đánh số thứ tự từ H1 đến H16 và kháng nguyên N có 09 subtype được đánh số thứ tự từ N1 đến N9. Tùy theo chủng vi rút gây bệnh, ký hiệu của subtype H và N được chỉ định cho chủng vi rút đó.
Ở Việt Nam hiện nay đã xác định chủng vi rút gây bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao là H5N1 và H5N6. Trong chăn nuôi, gà thường bị mắc bệnh rất nặng, vịt thường mang mầm bệnh nhưng ít khi có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và là nguồn chủ yếu gieo rắc mầm bệnh ra môi trường.
Một số chủng vi rút cúm gia cầm không gây bệnh cho gia cầm nhưng có thể lây truyền bệnh cho người và gây tử vong ở người (vi rút cúm A/H7N9).
+ Sức đề kháng của vi rút: Vi rút thường sống lâu hơn trong không khí ở độ ẩm thấp và trong phân ở điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao. Vi rút có thể sống tới 35 ngày trong chuồng nuôi có nhiệt độ thấp, tới 3 tháng trong phân gia cầm mắc bệnh. Vi rút dễ dàng bị tiêu diệt ở nhiệt độ 70°C trong 05 phút. Trong tủ lạnh và tủ đá, vi rút có thể sống được vài tháng. Chất sát trùng thông thường như: xút 2%, phoóc-môn 3%, crezin 5%, chloramin B 3%, iodin 1%, halamid 20%, cồn 70° - 90°, vôi bột hoặc nước vôi 10%, nước xà phòng đặc,...
Gà mắc bệnh cúm gia cầm H5N1 thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Căn cứ vào tiết 5.1.2 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-26:2014 quy định về triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm gia cầm H5N1 như sau:
Triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm gà H5N1 được chia là ba mức độ thể quá cấp, thể độc lực cao, thể độc lực thấp.
Ở thể quá cấp gia cầm chết nhanh, đột ngột; chưa có biểu hiện lâm sàng về bệnh lý.
Ở thể độc lực cao thì gà thường sốt cao từ 40 °C trở lên; lông gà thường xù, ủ rũ, bỏ ăn, giảm đẻ; Đầu, mặt sưng, phù quanh mắt. Mào, tích sưng, xuất huyết; mắt bị viêm kết mạc và có thể xuất huyết; xuất huyết điểm ở giữa vùng bàn chân và khuỷu chân.
Bên cạnh đó, gà sẽ có một số triệu chứng về hô hấp, mỏ chảy nhiều rớt dãi; triệu chứng thần kinh, nghẹo cổ, sã cánh; thường sẽ đi ra phân xanh, phân trắng
Ở thể độc lực thấp thì gà thường mệt mỏi, có triệu chứng hô hấp nhẹ, thở khò khè, ho nhẹ. Trong một số ít trường hợp, thể độc lực thấp cũng biểu hiện các triệu chứng của thể độc lực cao như mào tích tím tái, giảm đẻ, tỉ lệ chết có thể lên đến > 50 %.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?