Sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới nhất?

Cho tôi hỏi: Sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới nhất? - Câu hỏi của chị Trâm (Đơn Dương)

Sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới nhất?

Căn cứ Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt.

Theo Điều 18 Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy định về vi phạm quy định về nghĩa vụ của chủ Bằng bảo hộ, tác giả giống cây trồng như sau:

Vi phạm quy định về nghĩa vụ của chủ Bằng bảo hộ, tác giả giống cây trồng
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ theo quyết định bắt buộc chuyển giao của cơ quan có thẩm quyền;
b) Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo quy định;
c) Chủ Bằng bảo hộ không đáp ứng được điều kiện về tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ như tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng mà vẫn khai thác, sử dụng vật liệu nhân giống;
d) Tác giả giống cây trồng không thực hiện đúng nghĩa vụ giúp chủ Bằng bảo hộ duy trì vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực, bị đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực để thực hiện quyền đối với giống cây trồng.

Theo đó, hành vi sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Cụ thể, căn cứ Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền, mức phạt tiền cho hành vi sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực được xác định như sau:

- Đối với cá nhân vi phạm: Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

- Đối với tổ chức vi phạm: Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng.

Sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới nhất?

Sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)

Trường hợp sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực thì có phải nộp lại bằng bảo hộ không?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 31/2023/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về nghĩa vụ của chủ Bằng bảo hộ, tác giả giống cây trồng
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Theo đó, tổ chức, cá nhân sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực thì không phải nộp lại Bằng bảo hộ nhưng phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

Hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng là bao nhiêu năm?

Căn cứ quy định tại Điều 169 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có cụm từ bị thay thế bởi điểm k khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:

Hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây leo thân gỗ; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác.
3. Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực theo quy định tại Điều 170 và Điều 171 của Luật này.

Theo đó, hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng là 25 năm đối với giống cây thân gỗ và cây leo thân gỗ và 20 năm đối với các giống cây khác.

Trong một số trường hợp, bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị hủy bỏ hiệu lực theo Điều 171 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:

Huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Bằng bảo hộ giống cây trồng bị hủy bỏ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng do người không có quyền đăng ký thực hiện việc đăng ký;
b) Giống cây trồng được bảo hộ không đáp ứng các điều kiện về tính mới hoặc tính khác biệt tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng;
c) Giống cây trồng không đáp ứng các điều kiện về tính đồng nhất hoặc tính ổn định trong trường hợp Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp dựa trên kết quả khảo nghiệm kỹ thuật do người đăng ký thực hiện.
2. Trong thời hạn hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng, mọi tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng.
Căn cứ vào kết quả xem xét đơn yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ra thông báo từ chối huỷ bỏ hoặc ra quyết định huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng.
3. Trong trường hợp Bằng bảo hộ giống cây trồng bị huỷ bỏ, mọi giao dịch phát sinh trên cơ sở giống cây trồng được cấp Bằng bảo hộ đó bị vô hiệu. Việc xử lý giao dịch vô hiệu thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.

Như vậy, bằng bảo hộ giống cây trồng bị hủy bỏ hiệu lực trong các trường hợp sau:

- Đơn đăng ký do người không có quyền đăng ký thực hiện việc đăng ký;

- Giống cây trồng được bảo hộ không đáp ứng các điều kiện tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ;

- Giống cây trồng không đáp ứng các điều kiện về tính đồng nhất hoặc tính ổn định trong trường hợp Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp dựa trên kết quả khảo nghiệm kỹ thuật do người đăng ký thực hiện.

Nghị định 31/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 28/7/2023

Bằng bảo hộ giống cây trồng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đơn đăng ký bảo hộ bị từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Chủ bảo hộ giống cây trồng có quyền yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng trong trường hợp nào?
Pháp luật
Mẫu tờ khai yêu cầu sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng? Thời hạn thẩm định yêu cầu là bao lâu?
Pháp luật
Trường hợp không có thỏa thuận thì Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng phải trả thù lao cho các đồng tác giả giống cây trồng ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng bao gồm những gì? Thủ tục sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực mấy năm? Hiệu lực của Bằng bảo hộ phụ thuộc vào loại cây trồng đúng không?
Pháp luật
Chủ sở hữu được yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng trong trường hợp nào? Hồ sơ yêu cầu cấp lại gồm những gì?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng như thế nào? Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực khi nào?
Pháp luật
Thủ tục hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân như thế nào?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng mới nhất 2023? Tải mẫu tờ khai ở đâu?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng mới nhất 2023? Tải mẫu đơn ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bằng bảo hộ giống cây trồng
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
885 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bằng bảo hộ giống cây trồng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bằng bảo hộ giống cây trồng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào