Sử dụng số liệu, thông tin trong báo cáo thống kê thi hành án dân sự vào mục đích gì? Kiểm tra thống kê thi hành án dân sự bao gồm những nội dung gì?
Trình tự gửi báo cáo thống kê thi hành án dân sự như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 06/2019/TT-BTP quy định như sau:
Trình tự gửi, nhận, ngày gửi và thời hạn gửi báo cáo thống kê
1. Trình tự gửi báo cáo thống kê:
a) Chấp hành viên gửi báo cáo cho đơn vị nơi Chấp hành viên công tác;
b) Chi cục Thi hành án dân sự gửi báo cáo cho Cục Thi hành án dân sự; gửi báo cáo cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Cơ quan Thống kê cùng cấp (nếu có yêu cầu);
c) Cục Thi hành án dân sự gửi báo cáo cho Tổng cục Thi hành án dân sự; gửi báo cáo cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cơ quan Thống kê cùng cấp (nếu có yêu cầu);
d) Chấp hành viên thi hành án trong quân đội gửi báo cáo cho Phòng Thi hành án cấp quân khu nơi Chấp hành viên công tác;
đ) Phòng Thi hành án cấp quân khu gửi báo cáo cho Tư lệnh quân khu và Cục Thi hành án - Bộ Quốc phòng;
e) Cục Thi hành án - Bộ Quốc phòng gửi báo cáo thống kê cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
g) Tổng cục Thi hành án dân sự tổng hợp số liệu thống kê thi hành án dân sự trong toàn quốc và số liệu thống kê thi hành án dân sự trong quân đội báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp để báo cáo Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền khác khi có yêu cầu.
2. Thời hạn gửi, nhận báo cáo thống kê thi hành án dân sự:
a) Chậm nhất 01 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo thống kê, Chấp hành viên phải gửi báo cáo thống kê tới Thủ trưởng đơn vị nơi công tác.
b) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo thống kê, Chi cục Thi hành án dân sự phải gửi báo cáo thống kê của đơn vị mình tới Cục Thi hành án dân sự và các cơ quan nhận báo cáo thống kê theo quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Chậm nhất 04 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo thống kê, Cục Thi hành án dân sự phải gửi báo cáo thống kê của đơn vị và của toàn tỉnh tới Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan nhận báo cáo thống kê theo quy định.
d) Chậm nhất 01 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo thống kê, Chấp hành viên thi hành án dân sự trong quân đội phải gửi báo cáo thống kê tới Trưởng phòng Thi hành án quân khu nơi mình công tác.
đ) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo thống kê, Phòng Thi hành án cấp quân khu gửi báo cáo thống kê tới Cục Thi hành án - Bộ Quốc phòng và các cơ quan nhận báo cáo thống kê theo quy định.
e) Chậm nhất 04 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo thống kê, Cục Thi hành án - Bộ Quốc phòng gửi báo cáo thống kê tới Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các cơ quan nhận báo cáo thống kê theo quy định.
g) Chậm nhất 06 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo thống kê, Tổng cục Thi hành án dân sự phải gửi báo cáo thống kê tới Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Như vậy theo quy định trên trình tự gửi báo cáo thống kê thi hành án dân sự như sau:
- Chấp hành viên gửi báo cáo cho đơn vị nơi Chấp hành viên công tác.
- Chi cục Thi hành án dân sự gửi báo cáo cho Cục Thi hành án dân sự; gửi báo cáo cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Cơ quan Thống kê cùng cấp (nếu có yêu cầu).
- Cục Thi hành án dân sự gửi báo cáo cho Tổng cục Thi hành án dân sự; gửi báo cáo cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cơ quan Thống kê cùng cấp (nếu có yêu cầu).
- Chấp hành viên thi hành án trong quân đội gửi báo cáo cho Phòng Thi hành án cấp quân khu nơi Chấp hành viên công tác.
- Phòng Thi hành án cấp quân khu gửi báo cáo cho Tư lệnh quân khu và Cục Thi hành án - Bộ Quốc phòng.
- Cục Thi hành án - Bộ Quốc phòng gửi báo cáo thống kê cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
- Tổng cục Thi hành án dân sự tổng hợp số liệu thống kê thi hành án dân sự trong toàn quốc và số liệu thống kê thi hành án dân sự trong quân đội báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp để báo cáo Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền khác khi có yêu cầu.
Kiểm tra thống kê thi hành án dân sự bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 06/2019/TT-BTP quy định như sau:
Kiểm tra, thẩm tra thống kê
1. Kiểm tra thống kê thi hành án dân sự bao gồm các nội dung sau:
a) Việc thực hiện các quy định của pháp luật về thống kê;
b) Việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự;
c) Các nội dung khác liên quan đến thống kê thi hành án dân sự;
2. Thẩm tra thống kê thi hành án dân sự bao gồm các nội dung sau:
a) Số liệu thống kê, bảng phân tích số liệu thống kê; nguồn số liệu thống kê; phương pháp tính số liệu thống kê;
b) Các báo cáo về số liệu thống kê;
c) Dữ liệu điện tử thi hành án dân sự;
d) Các số liệu khác liên quan đến thống kê thi hành án dân sự.
Như vậy theo quy định trên kiểm tra thống kê thi hành án dân sự bao gồm những nội dung sau:
- Việc thực hiện các quy định của pháp luật về thống kê.
- Việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự.
- Các nội dung khác liên quan đến thống kê thi hành án dân sự.
Sử dụng số liệu, thông tin trong báo cáo thống kê thi hành án dân sự vào mục đích gì? Kiểm tra thống kê thi hành án dân sự bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Sử dụng số liệu, thông tin trong báo cáo thống kê thi hành án dân sự vào mục đích gì?
Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 06/2019/TT-BTP quy định như sau:
Số liệu và thông tin trong báo cáo thống kê thi hành án dân sự được sử dụng làm một trong những căn cứ khi quyết định một số vấn đề cơ bản sau:
- Đánh giá kết quả thi hành án, tình hình tổ chức, hoạt động của các cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký và các công chức khác trong các kỳ báo cáo, năm báo cáo.
- Lập kế hoạch thi hành án và giao chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án hàng năm cho các cơ quan Thi hành án dân sự và Chấp hành viên.
- Phân bổ biên chế; đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với công chức lãnh đạo, quản lý; đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, miễn nhiệm Chấp hành viên, Thẩm tra viên, công chức của cơ quan Thi hành án dân sự.
- Tính chỉ tiêu hoàn thành nhiệm vụ và tổng hợp, bình xét thi đua, khen thưởng đối với cơ quan Thi hành án dân sự và Chấp hành viên.
- Thực hiện chế độ tài chính trong thi hành án dân sự; xem xét quyết định việc đầu tư kinh phí xây dựng trụ sở, kho vật chứng; trang cấp phương tiện làm việc cho Hệ thống Thi hành án dân sự và các nội dung khác liên quan đến bảo đảm tài chính, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi hành chỉ tiêu nhiệm vụ thi hành án dân sự.
- Báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Sử dụng vào các công việc khác nhằm mục đích quản lý, điều hành hoạt động thi hành án dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?