Sửa đổi, bổ sung một số điều về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn như thế nào?
Thương nhân là gì?
Căn cứ Điều 6 Luật Thương mại 2005, thương nhân được quy định bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
- Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
- Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.
- Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.
Cần chú ý rằng, thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định pháp luật. (Căn cứ Điều 7 Luật Thương mại 2005)
Sửa đổi, bổ sung một số điều về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn như thế nào? (Hình internet)
Vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với thương nhân hiện nay là gì?
Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 2 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg như sau:
Vùng khó khăn
1. Vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với thương nhân quy định tại Quyết định này bao gồm:
a) Các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) quy định trong Danh mục các đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ;
b) Các huyện đảo không có đơn vị hành chính cấp xã nhưng thuộc Danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ;
c) Các thôn không thuộc các xã quy định tại điểm a khoản này nhưng thuộc Danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do cấp có thẩm quyền ban hành cho từng thời kỳ.
2. Các đơn vị hành chính thành lập trên cơ sở chia, tách, sáp nhập các đơn vị hành chính thuộc các Danh mục nêu tại khoản 1 Điều này cũng được hưởng chính sách tín dụng theo Quyết định này.
Như vậy, đối tượng vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với thương nhân hiện nay được thực hiện như quy định nêu trên.
Một số nội dung khác tại Quyết định 92/2009/QĐ-TTg được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 17/2023/QĐ-TTg có thể kể đến như:
- Sửa đổi, bổ sung Điều 8 Mức vốn cho vay
- Sửa đổi, bổ sung Điều 12 Bảo đảm tiền vay
- Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 16 Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
Sửa đổi, bổ sung một số điều về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn như thế nào?
*Thứ nhất, mức vốn cho vay
Tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg đã sửa đổi, bổ sung Điều 8 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg như sau:
Mức vốn cho vay
1. Đối với thương nhân là cá nhân: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/cá nhân.
2. Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật: Mức vốn cho vay tối đa là 1 tỷ đồng/tổ chức.
Như vậy, mức vốn cho vay với thương nhân là cá nhân sẽ tăng lên tối đa 100 triệu đồng/ cá nhân, đối với tổ chức sẽ là tối đa là 1 tỷ đồng/tổ chức.Theo đó, mức vốn cho vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn đã có tăng lên khá nhiều so với trước đây.
*Thứ hai, bảo đảm tiền vay
Tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 12 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg như sau:
Bảo đảm tiền vay
1. Thương nhân vay vốn đến 100 triệu đồng không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.
2. Thương nhân vay vốn trên 100 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội.
>> Như vậy, so với trước đây bảo đảm tiền vay thì Thương nhân vay vốn đến 50 triệu đồng không phải thực hiện bảo đảm tiền vay và thương nhân vay vốn trên 50 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm tiền vay. Còn sắp tới đây, Thương nhân vay vốn đến 100 triệu đồng sẽ không phải thực hiện bảo đảm tiền vay, chỉ có thương nhân vay vốn trên 100 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội.
*Thứ ba, tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 16 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg như sau:
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
...
2. Bộ Tài chính
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính theo thẩm quyền;
Như vậy, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước mà cụ thể là Bộ Tài chính đã được sửa đổi chỉ còn là thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính theo thẩm quyền.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 8 năm 2023.
Xem chi tiết toàn văn tại đây Quyết định 17/2023/QĐ-TTg
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?