Sửa đổi, bổ sung yêu cầu về công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims) thực phẩm bổ sung theo Thông tư 17/2023/TT-BYT như thế nào?
- Sửa đổi, bổ sung yêu cầu về Công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims) thực phẩm bổ sung theo Thông tư 17/2023/TT-BYT như thế nào?
- Nội dung công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims) đối với thực phẩm dinh dưỡng y học và thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải đáp ứng yêu cầu gì?
- Thực phẩm chức năng bị thu hồi trong các trường hợp nào?
Sửa đổi, bổ sung yêu cầu về Công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims) thực phẩm bổ sung theo Thông tư 17/2023/TT-BYT như thế nào?
Căn cứ theo quy định hiện hành tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định yêu cầu về việc công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims) như sau:
Yêu cầu về nội dung công bố
...
2. Công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims):
a) Các khuyến cáo về sức khỏe đối với các chất bổ sung chỉ được công bố khi hàm lượng chất đó có trong thực phẩm đạt được từ 10% RNI trở lên và có bằng chứng khoa học cụ thể để chứng minh.
b) Đối với các thành phần bổ sung chưa có mức RNI theo quy định, chỉ được công bố khuyến cáo về sức khỏe của thành phần đó trên nhãn sản phẩm khi có các bằng chứng khoa học chứng minh hoặc khi hàm lượng của các thành phần trên phù hợp với mức khuyến cáo trong các tài liệu khoa học đã được công bố.
c) Các khuyến cáo sức khỏe phải được ghi rõ ràng và thống nhất, phù hợp với đối tượng và liều dùng đã công bố.
Căn cứ theo quy định mới tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 17/2023/TT-BYT sửa đổi bổ sung khoản 2 Điều 8 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý thực phẩm chức năng
...
5. Sửa đổi khoản 2 Điều 8 như sau:
“2. Công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims):
a) Các khuyến cáo về sức khỏe đối với các chất bổ sung chỉ được công bố khi hàm lượng chất đó có trong thực phẩm đạt tối thiểu 10% RNI và có bằng chứng khoa học cụ thể để chứng minh;
b) Đối với các thành phần bổ sung chưa có mức RNI theo quy định, chỉ được công bố khuyến cáo về sức khoẻ của thành phần đó trên nhãn sản phẩm khi hàm lượng của các thành phần này đạt tối thiểu 10% lượng sử dụng của thành phần đó đã nêu trong bằng chứng khoa học;
c) Các khuyến cáo sức khỏe phải được ghi rõ ràng và thống nhất, phù hợp với bằng chứng khoa học chứng minh.”
...
Như vậy, căn cứ theo quy định mới nêu trên thì khi thực hiện công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims) thực phẩm bổ sung thì đối với các thành phần bổ sung chưa có mức RNI theo quy định, chỉ được công bố khuyến cáo về sức khoẻ của thành phần đó trên nhãn sản phẩm khi hàm lượng của các thành phần này đạt tối thiểu 10% lượng sử dụng của thành phần đó đã nêu trong bằng chứng khoa học;
Theo quy định hiện hành thì đối với các thành phần bổ sung chưa có mức RNI theo quy định, chỉ được công bố khuyến cáo về sức khỏe của thành phần đó trên nhãn sản phẩm khi có các bằng chứng khoa học chứng minh hoặc khi hàm lượng của các thành phần trên phù hợp với mức khuyến cáo trong các tài liệu khoa học đã được công bố.
Sửa đổi, bổ sung yêu cầu về công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims) thực phẩm bổ sung theo Thông tư 17/2023/TT-BYT như thế nào? (Hình từ internet)
Nội dung công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims) đối với thực phẩm dinh dưỡng y học và thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định như sau:
Yêu cầu về nội dung công bố
...
2. Công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims):
Công bố phải nêu rõ khuyến cáo sức khỏe phù hợp mức đáp ứng về dinh dưỡng đối với đối tượng cụ thể.
3. Đối tượng sử dụng:
Công bố sản phẩm phải chỉ rõ đối tượng sử dụng kèm theo cảnh báo đối tượng không được phép sử dụng (nếu có).
4. Liều dùng:
Công bố liều dùng phù hợp với đối tượng sử dụng trong khoảng thời gian cụ thể.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì nội dung đối với thực phẩm dinh dưỡng y học và thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải đáp ứng yêu cầu như sau:
Công bố phải nêu rõ khuyến cáo sức khỏe phù hợp mức đáp ứng về dinh dưỡng đối với đối tượng cụ thể.
- Đối tượng sử dụng:
Công bố sản phẩm phải chỉ rõ đối tượng sử dụng kèm theo cảnh báo đối tượng không được phép sử dụng (nếu có).
- Liều dùng:
Công bố liều dùng phù hợp với đối tượng sử dụng trong khoảng thời gian cụ thể.
Thực phẩm chức năng bị thu hồi trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định các trường hợp thực phẩm chức năng phải được thu hồi gồm có như sau:
- Quá thời hạn sử dụng;
- Không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế;
- Thông tin sản phẩm lưu thông trên thị trường không phù hợp với nội dung đã được xác nhận bởi cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc không phù hợp với nội dung Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật;
- Lưu thông trên thị trường mà chưa có chứng nhận hợp quy hoặc xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
- Khi cơ quan thẩm quyền các nước hoặc tổ chức quốc tế cảnh báo và được Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế khẳng định về tính không an toàn của sản phẩm.
Tuy nhiên, quy định trên sẽ được bãi bỏ kể từ ngày 9/11/2023
Thông tư 17/2023/TT-BYT sẽ có hiệu lực từ ngày 9/11/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài gồm những gì? Có được chuyển nhượng một phần dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Mẫu văn bản đề nghị cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, xe mô tô, xe máy mới nhất?
- Thiết kế xây dựng là gì? Yêu cầu đối với nhà thầu thiết kế xây dựng được pháp luật quy định thế nào?
- Mức tiền thưởng huân chương lao động hạng Ba 2025 là bao nhiêu? Huân chương Lao động hạng Ba được quy định thế nào?
- Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý theo Thông tư 72 ra sao?