Tài liệu truyền thông về sức khỏe tâm thần của học sinh phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 3854/QĐ-BGDĐT? Tải tài liệu ở đâu?
Tài liệu truyền thông về sức khỏe tâm thần của học sinh phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 3854/QĐ-BGDĐT?
Tại Điều 1, 2 Quyết định 3854/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ như sau:
Điều 1. Phê duyệt Tài liệu truyền thông về sức khỏe tâm thần của học sinh phổ thông (có tài liệu kèm theo).
Điều 2. Tài liệu truyền thông về sức khỏe tâm thần của học sinh phổ thông được sử dụng làm tài liệu truyền thông để nâng cao kiến thức và kỹ năng về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho cán bộ y tế trường học, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cha mẹ học sinh.
Tài liệu được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông được khai thác, sử dụng làm tài liệu truyền thông để tổ chức và triển khai một số giải pháp nâng cao sức khỏe tâm thần cho học sinh trong trường học.
Theo đó, Bộ giáo dục và đào tạo đã phê duyệt Tài liệu truyền thông về sức khỏe tâm thần của học sinh phổ thông
Tài liệu truyền thông về sức khỏe tâm thần của học sinh phổ thông được sử dụng làm tài liệu truyền thông để nâng cao kiến thức và kỹ năng về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho cán bộ y tế trường học, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cha mẹ học sinh.
Tải toàn bộ tài liệu truyền thông về sức khỏe tâm thần của học sinh phổ thông: Tại đây
Tài liệu truyền thông về sức khỏe tâm thần của học sinh phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 3854/QĐ-BGDĐT? Tải tài liệu ở đâu? (Hình từ Internet)
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở học sinh là gì?
Tại Tài liệu truyền thông về sức khỏe tâm thần của học sinh phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 3854/QĐ-BGDĐT năm 2023 có hướng dẫn dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở học sinh như sau:
Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến cách cảm nhận, suy nghĩ và thực hiện các hoạt động hàng ngày như ngủ, ăn hoặc học tập.
Trầm cảm ở học sinh sau các giai đoạn không vui và cáu kỉnh kéo dài. Một số trẻ em có cảm giác không vui hoặc buồn. Một số khác muốn tự làm tổn thương bản thân hoặc thậm chí muốn chết. Trẻ em và vị thành niên bị trầm cảm thường có nguy cơ tự làm tổn thương bản thân hoặc muốn tự tử cao hơn. Điều này có thể phòng được khi có sự hỗ trợ phù hợp. Do vậy, phát hiện sớm để có can thiệp kịp thời là rất quan trọng.
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm
- Dễ khóc, trông buồn, cô đơn hoặc cô lập.
- Trông lo âu hoặc sợ sệt.
- Dễ tức giận hoặc cáu kỉnh.
- Thay đổi thái độ đáng kể trong lớp học.
- Dễ mất tập trung.
- Thường xuyên nghỉ học.
- Ảnh hưởng tới thành tích học tập.
- Mất động cơ học tập.
- Mất các sở thích cá nhân và thể thao, không hứng thú với bạn bè và rời bỏ bạn bè.
- Thay đổi thói quen ăn uống, ngủ.
- Thay đổi về cảm giác, suy nghĩ và nhận thức.
- Cảm thấy tội lỗi quá mức/không hợp lý.
- Cảm thấy không đủ tốt, vô dụng, thất bại.
- Tuyệt vọng, không trông đợi điều gì.
- Nói nhát gừng, đều đều.
- Dễ nổi nóng (ví dụ dễ nổi nóng với mọi người mà không có lý do).
- Bồn chồn, trì trệ.
- Lạm dụng thuốc.
- Ăn, ngủ quá nhiều hoặc quá ít.
Học sinh mắc trầm cảm có nguy cơ tự gây tổn thương hoặc tự sát. Giáo viên và nhân viên nhà trường cần chú ý khi học sinh có dấu hiệu tự gây tổn thương hoặc ý định tự tử và cần lập tức đưa học sinh đi khám chuyên khoa.
Dấu hiệu nhận biết căng thẳng và rối loạn lo âu ở học sinh là gì?
Tại Tài liệu truyền thông về sức khỏe tâm thần của học sinh phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 3854/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ dấu hiệu nhận biết căng thẳng và rối loạn lo âu ở học sinh như sau:
Căng thẳng là cảm giác phổ biến khi cá nhân chịu một áp lực nào đó, bị quá tải hoặc không có khả năng ứng phó. Một chút căng thẳng có thể tốt cho cá nhân, tạo động lực để cá nhân đạt được mục tiêu nào đó, làm bài thi tốt hơn hoặc thuyết trình thành công trước lớp. Tuy nhiên, căng thẳng quá mức, đặc biệt là khi cá nhân không kiểm soát được, sẽ có tác động tiêu cực đến tâm trạng, sức khỏe thể chất và tâm thần cũng như các mối quan hệ của cá nhân.
Dấu hiệu nhận biết căng thẳng:
- Cảm thấy cáu kỉnh, tức giận gây nên những cơn tức giận bột phát hoặc xa lánh gia đình, bạn bè.
- Thờ ơ, giảm hiệu quả trong học tập và giảm tập trung chú ý.
- Lo âu, buồn bã và khóc.
- Thở nông, vã mồ hôi, tim đập nhanh.
- Đau đầu, chóng mặt và khó ngủ.
- Buồn nôn, có vấn đề về tiêu hóa.
- Tăng cân hoặc giảm cân do ăn quá nhiều hoặc quá ít.
- Đau mỏi và hay ốm hơn.
Lo âu là cảm giác khi cá nhân lo lắng hoặc lo sợ về điều gì đó. Đó là cảm giác tự nhiên của con người về sợ hãi hoặc hoang mang. Sau đó, con người sẽ bình tĩnh lại và có cảm giác tốt hơn. Một chút lo lắng và sợ hãi có thể giúp con người tỉnh táo, tập trung và thúc đẩy hành động để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, lo lắng quá mức có thể làm con người cảm thấy mọi thứ trở nên tồi tệ hơn và cảm thấy quá sức. Thường xuyên lo lắng sẽ dẫn đến rối loạn lo âu kéo dài. Nếu lo âu ngăn cản học sinh làm điều mình thích hoặc cảm thấy lo lắng và hoảng sợ trước tình huống không quá căng thẳng thì cần được đưa đi khám chuyên khoa.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn lo âu:
- Cảm thấy e ngại, lo âu, tức giận, cáu kỉnh hoặc thất vọng.
- Khóc quá nhiều, có cơn giận dữ.
- Lạnh nhạt hoặc không thể tham gia vào các hoạt động.
- E ngại trò chuyện, không muốn nói, hoặc không nói bản thân muốn gì vì sợ bị nói lắp.
- Bồn chồn.
- Dễ dàng thất vọng.
- Quá lo lắng để hoàn thành công việc dẫn đến mất nhiều thời gian để thực hiện.
- Từ chối bắt đầu vì lo lắng dẫn đến không thể thực hiện được.
- Né tránh trường học vì lo sợ bị xấu hổ, bẽ mặt hoặc thất bại.
- Luôn trễ tiến độ vì thường vắng mặt.
- Có các triệu chứng như đau ngực, đau dạ dày, đau đầu, thở nông và đổ mồ hô
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?