Tài sản chung của vợ chồng có được phân chia để thi hành án không? Xử lý tài sản chung khi thi hành án như thế nào?
Tài sản chung của vợ chồng có được phân chia để thi hành án không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định như sau:
Xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án
1. Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì Chấp hành viên phải thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này hoặc thỏa thuận không được và không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự.
Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự.
Chấp hành viên xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án.
Theo như quy định trên thì trong trường hợp chưa xác định được phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung của vợ chồng thì Chấp hành viên phải thông báo cho người phải thi hành án và người có quyền sở hữu tài sản chung đó biết để họ tiến hành thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Theo đó, việc phân chia tài sản chung của vợ chồng để thi hành án dân sự là việc làm không trái với quy định của pháp luật.
Tài sản chung của vợ chồng có được phân chia để thi hành án không? Xử lý tài sản chung khi thi hành án như thế nào? (Hình từ Internet)
Xử lý tài sản chung khi thi hành án như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2, khoản 3 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định như sau:
Xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án
...
2. Tài sản kê biên thuộc sở hữu chung đã xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu chung được xử lý như sau:
a) Đối với tài sản chung có thể chia được thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án;
b) Đối với tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thanh toán cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.
3. Chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung.
Trước khi bán tài sản lần đầu đối với tài sản thuộc sở hữu chung, Chấp hành viên thông báo và định thời hạn cho chủ sở hữu chung mua phần tài sản của người phải thi hành án theo giá đã định trong thời hạn 03 tháng đối với bất động sản, 01 tháng đối với động sản; đối với những lần bán tài sản tiếp theo thì thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn ưu tiên mà chủ sở hữu chung không mua tài sản thì tài sản được bán theo quy định tại Điều 101 của Luật này.
Theo đó, đối với tài sản chung của vợ chồng đã xác định được phần sở hữu riêng của từng người thì trường hợp tài sản chung đó có thể chia được thì Chấp hành viên sẽ cưỡng chế thi hành án dân sự đối với phần tài sản tương ứng với quyền sở hữu của người phải thi hành án.
Trường hợp tài sản chung không chia được hoặc chia ra thì sẽ giảm giá trị đáng kể của tài sản thì Chấp hành viên có thể cưỡng chế toàn bộ tài sản chung đó và thanh toán cho chủ sở hữu còn lại số tiền tương ứng với giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
Có những biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự nào?
Căn cứ vào Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về những biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự như sau:
- Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
- Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
- Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
- Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
- Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
- Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?