Tầm nhìn đến năm 2045: Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển văn hóa ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, là trung tâm kinh tế, tài chính của châu Á?
- Quan điểm của Bộ Chính trị về việc phát triển TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ra sao?
- Tầm nhìn đến năm 2045, TP. Hồ Chí Minh sẽ phát triển văn hóa ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới?
- Nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục, đời sống nhân dân bao gồm những nội dung gì?
Quan điểm của Bộ Chính trị về việc phát triển TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ra sao?
Căn cứ vào Nghị quyết 31-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, Nghị quyết 31-NQ/TW năm 2022 cũng xác định tình hình 10 năm thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TW năm 2012.
Về quan điểm, tại tiểu mục 1 Mục II Nghị quyết 31-NQ/TW năm 2022, Bộ Chính trị nêu rõ các quan điểm sau:
- Xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại là nhiệm vụ chính trị quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị, nhất là Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thành phố với phương châm: "Thành phố Hồ Chí Minh vì cả nước, cả nước vì Thành phố Hồ Chí Minh";
- Tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế, chính sách, điều kiện thuận lợi để tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, vị trí chiến lược, thúc đẩy Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh, bền vững;
- Tiếp tục giữ vững vai trò là trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước, có sức lan toả, thúc đẩy phát triển vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam;
- Sớm trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ, văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á và Châu Á, có năng lực cạnh tranh toàn cầu;
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại;
- Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị Thành phố đoàn kết, gương mẫu, trong sạch, vững mạnh toàn diện;
- Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, trình độ cao, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung;
- Phát huy dân chủ, đồng thuận xã hội, ý chí tự lực, tự cường, truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, nghĩa tình của Đảng bộ và Nhân dân Thành phố.
Tầm nhìn đến năm 2045: Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển văn hóa ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, là trung tâm kinh tế, tài chính của châu Á? (Hình từ Internet)
Tầm nhìn đến năm 2045, TP. Hồ Chí Minh sẽ phát triển văn hóa ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới?
Tại tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 31-NQ/TW năm 2022, tầm nhìn đến năm 2045 đối với công tác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh được xác định như sau:
- Thành phố Hồ Chí Minh phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của Châu Á;
- Là điểm đến hấp dẫn toàn cầu;
- Kinh tế, văn hoá phát triển đặc sắc, người dân có chất lượng cuộc sống cao;
- Là hạt nhân của vùng Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ, cực tăng trưởng của cả nước;
- Là nơi thu hút các định chế tài chính và tập đoàn kinh tế quốc tế.
Theo đó, công tác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh sẽ hướng đến hiện thực hóa 05 tầm nhìn trên.
Nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục, đời sống nhân dân bao gồm những nội dung gì?
Dựa vào tiểu mục 3 Mục III Nghị quyết 31-NQ/TW năm 2022, nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục, đời sống nhân dân được thực hiện theo những nội dung sau:
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân về nhiệm vụ phát triển văn hoá, xây dựng con người trong giai đoạn mới;
- Xây dựng Thành phố thành trung tâm lớn về văn hoá, có sức lan toả, đóng góp vào sự phát triển bền vững của cả nước, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các thiết chế văn hoá, thể thao đồng bộ, ngang tầm đô thị lớn;
- Tiếp tục đầu tư xây dựng Thành phố thành trung tâm lớn về giáo dục và đào tạo, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tiệm cận trình độ quốc tế, thích ứng với quá trình chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và hội nhập;
- Ưu tiên đầu tư ngân sách và có cơ chế, chính sách huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Nhân dân;
- Xây dựng hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao, phát triển một số lĩnh vực tiếp cận trình độ công nghệ thế giới, hướng tới mục tiêu là trung tâm chăm sóc sức khoẻ khu vực ASEAN;
- Bảo đảm số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế; tăng cường năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở, y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao; chủ động ứng phó hiệu quả các loại dịch bệnh; tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm.;
- Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao phủ toàn dân theo phương châm "Nhà nước và Nhân dân cùng làm";...
Như vậy, nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục, đời sống nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2030 bao gồm những nội dung nêu trên.
Xem chi tiết tại Nghị quyết 31-NQ/TW năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?