Tân sinh viên cần lưu ý những gì khi đi thuê trọ? Hợp đồng thuê trọ có phải lập thành văn bản và công chứng, chứng thực?
Điều kiện của sinh viên và chủ trọ khi tham gia giao dịch về thuê nhà trọ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng thuê tài sản như sau:
“Điều 472. Hợp đồng thuê tài sản
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Theo đó, bạn có thể hiểu hợp đồng thuê nhà ở, nhà trọ là sự thỏa thuận giữa 02 bên trong đó bên cho thuê giao nhà ở, trọ cho bên thuê và bên thuê phải trả tiền thuê nhà.
Căn cứ theo quy định tại Điều 119 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở như sau:
“Điều 119. Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở
1. Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:
a) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
b) Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
2. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là cá nhân thì phải có điều kiện sau đây:
a) Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;
b) Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
3. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập; trường hợp là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.”
Theo đó, khi tham gia giao dịch về cho thuê nhà ở, nhà trọ thì sinh viên và bên cho thuê nhà trọ cũng cần phải đáp ứng các điều kiện trên.
Đồng thời khi đi thuê trọ, sinh viên cần phải kiểm tra tư cách của bên cho thuê trọ là ai, kiểm tra Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu xem họ có phải là chủ sở hữu nhà ở hay không?
Nếu không phải thì phải kiểm tra họ có được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch cho thuê nhà ở hay không, Giấy ủy quyền có đúng quy định pháp luật hay không.
Ngoài ra, nếu muốn chắc chắn hơn thì sinh viên có thể kiểm tra năng lực hành vi dân sự của chủ trọ thông qua xóm trưởng hoặc UBND xã nơi có nhà cho thuê để đảm bảo giao dịch thuê nhà ở không bị vô hiệu do không đáp ứng điều kiện chủ thể của giao dịch theo Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015.
Hợp đồng thuê trọ cần phải lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực?
Căn cứ theo quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014 quy định về hợp đồng về nhà ở theo đó, hợp đồng về nhà ở cần phải lập thành văn bản và bảo đảm các nội dung sau:
- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
- Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó.
Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;
- Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
- Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
- Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Cam kết của các bên;
- Các thỏa thuận khác;
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Căn cứ theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định về các trường hợp phải công chứng, chứng thực hợp đồng theo đó hợp đồng cho thuê nhà ở, nhà trọ không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Các bên có thể tự nguyện yêu cầu công chứng, chứng thực.
Tân sinh viên cần lưu ý những gì khi đi thuê trọ? Hợp đồng thuê trọ có phải lập thành văn bản và công chứng, chứng thực? (Hình từ internet)
Một số lưu ý quan trọng dành cho tân sinh viên khi đi thuê trọ năm 2022?
Sinh viên cần phải xác định khu vực ở và giá thuê phòng trọ
Thông thường, sinh viên sẽ muốn tìm kiếm phòng trọ ở gần khu vực trường học của mình, và sau khi nhận được kết quả trúng tuyển của một trường đại học thì sinh viên sẽ bắt đầu tìm kiếm thông tin về nhà trọ.
Do đó, sinh viên cần phải căn cứ vào đại chỉ của trường đại học của mình và kiếm gần trường đại học, sinh viên cần tìm những vị trí thuận tiện cho việc học tập cũng như nhu cầu đi lại, làm việc của bạn nhất.
Tuy một số khu vực có thể thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe nhưng bạn hoàn toàn có thể khắc phục điều này bằng cách đi xe bus, hoặc chủ động thời gian đi sớm về muộn một chút, tìm các tuyến đường dễ lưu thông…
Một vấn đề nữa cần quan tâm là giá cả: cần xác định mức giá cụ thể mà bạn có thể chi trả để lựa chọn phòng trọ cho phù hợp.
Cần phải tìm hiểu kỹ về khi lựa chọn thuê ở những nơi yêu cầu đặt cọc vì khi muốn chuyển đi bạn cần phải thông báo rõ lí do và có thể mất cọc. Do đó cần phải tìm hiểu kỹ thông tin từ những người trọ đến trước để đảm bảo.
Tránh bị lừa đảo khi thuê nhà trọ
Khi đi thuê nhà trọ, phòng trọ, ngoài việc tìm hiểu trên mạng, sinh viên cần đến tận nơi để kiểm tra xem nhà trọ, phòng trọ đó có bị vấn đề gì hay không, đồng thời khi giao cọc cần phải lập giấy giao nhận cọc để tránh mất tiền oan.
Cần phải kiểm tra một số vấn đề sau
- Kiểm tra nhà trọ – phòng trọ: nhà vệ sinh, cửa sổ, cửa ra vào, điện, nước, bãi giữ xe ở đâu,… kiểm tra xem mọi thứ có ổn và an toàn không?
- Trao đổi thông tin với bên cho thuê nhà trọ – phòng trọ
- Chủ nhà trọ – phòng trọ là ai?
- Giờ giấc ra vào
- Các trang thiết bị trong nhà hư thì bên thuê hay bên bán chịu trách nhiệm bỏ phí để sửa chữa?
- Hỏi về những phí cơ bản (tiền thuê nhà mỗi tháng, tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền rác, tiền giữ xe, tiền đặt cọc),
- Ngoài những phí cơ bản còn có bất kỳ khoản phí nào khác nữa hay không?
- Có đồng hồ điện nước riêng hay không?
Các nguồn tìm phòng trọ
Khi đặt chân vào một nơi mới, sinh viên có thể tìm sự trợ từ các trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên; phòng hỗ trợ sinh viên trong trường đại học. Các trung tâm hỗ trợ sinh viên sẽ cung cấp cho bạn những địa chỉ nhà trọ – phòng trọ uy tín.
Ngoài ra, sinh viên có thể nhờ người thân, bạn bè của mình để tìm kiếm và tìm hiểu một cách kỹ càng nhất có thể.
Kiểm tra kỹ những thông tin trong hợp đồng
Khi làm hợp đồng thuê nhà trọ, sinh viên cần đọc thật kỹ và kiểm tra xem có hợp đồng có đúng những gì đã thỏa thuận hay chưa, có những điều khoản nào bất lợi cho mình hay không.
Đặc biệt là cần chú ý những điều khoản phạt cọc, tiền điện, nước, wifi, tiền bồi thường hợp đồng khi phá vỡ hợp đồng,… .
Điện, nước của phòng trọ
Một yếu tố quan trọng nữa đó chính là giá điện, nước. Điện nước ở mỗi khu vực khác nhau sẽ có giá thành khác nhau. Nếu sử dụng nước theo khối yêu cầu cần có đồng hồ để tính. Nếu ở chung với chủ trọ thì bạn có thể hỏi chủ trọ và tra cứu mức điện nước cho phù hợp.
Một lưu ý cực kỳ quan trọng nữa là đăng ký tạm trú khi sinh viên đi thuê trọ
Sau khi thuê trọ, sinh viên cần phải lưu ý đến vấn đề đăng ký tạm trú khi thuê trọ. Sinh viên có thể tự đăng ký tạm trú hoặc nhờ chủ trọ đăng ký tạm trú bằng cách đến trực tiếp UBND xã, phường, thị trấn để đăng ký hoặc đăng ký online thông qua Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?