Tăng 12,5% lương hưu từ 01/7/2023? Trợ cấp bảo hiểm xã hội, người nghỉ hưu trước năm 1995 tăng 12,5%?
Chính thức: Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, người nghỉ hưu trước năm 1995 tăng 12,5% từ 01/7/2023?
Chiều 11/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 với gần 91% đại biểu tán thành.
Theo đó, Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở cho cán bộ công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng một tháng từ ngày 1/7/2023, tức tăng 20,8% so với lương cơ sở hiện nay (1,49 triệu đồng một tháng).
Cùng đó, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, người nghỉ hưu trước năm 1995 cũng tăng 12,5%; tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở, Quốc hội đồng ý điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề từ ngày 1/1/2023. Các cơ quan, đơn vị đang thực hiện cơ chế, thu nhập đặc thù ở Trung ương... tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27.
Mức lương hưu thay đổi thế nào khi tăng lương cơ sở 2023 từ 01/7/2023?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định mức lương hưu sẽ thay đổi phụ thuộc theo mức lương cơ sở và mức điều chỉnh tiền lương qua các năm tương ứng.
Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo công thức sau:
Trong đó:
- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).
b) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.
Công thức tính mức hưởng lương hưu sẽ là: Mức hưởng lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Bên cạnh đó, theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ tính theo thời gian đóng BHXH. Tỷ lệ hưởng lương hưu thấp nhất là 45% và cao nhất là 75%.
Do đó, khi tăng lương cơ sở sẽ tăng mức bình quân tiền lương đóng BHXH và tăng lương hưu hiện hưởng hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức khi về hưu.
Ngoài ra, mức lương hưu tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở theo khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Nếu mức lương cơ sở áp dụng để tính các khoản trên đối với cán bộ, công chức, viên chức được thông qua là 1,8 triệu đồng/tháng, thì mức lương hưu tối đa cán bộ hưu trí được hưởng không quá 1,8 triệu x 20 = 36 triệu/tháng. Như vậy, mức lương cơ sở tăng thì mức lương hưu tối đa cũng sẽ tăng.
Tăng 12,5% lương hưu từ 01/7/2023? Trợ cấp bảo hiểm xã hội, người nghỉ hưu trước năm 1995 tăng 12,5%? (Hình từ Internet)
Tăng lương lên 1.800.000 đồng/tháng từ 01/7/2023 thì trợ cấp bảo hiểm sẽ thay đổi như thế nào?
Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
…
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Theo đó, nếu mức lương cơ sở tăng từ 1.490.000 đồng/ tháng thành 1.800.000 đồng/ tháng thì khoản trợ cấp trên sẽ tăng từ 447.000 đồng/ngày lên thành 540.000 đồng/ngày.
Mức trợ cấp 1 lần khi sinh con
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau
Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Theo đó, nếu mức lương cơ sở tăng từ 1.490.000 đồng/ tháng thành 1.800.000 đồng/ tháng thì mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi của người lao động cũng điều chỉnh tăng từ 2,98 triệu đồng/con lên thành 3,6 triệu đồng/con.
Mức dưỡng sức sau thai sản
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
…
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Theo đó, nếu mức lương cơ sở tăng từ 1.490.000 đồng/ tháng thành 1.800.000 đồng/ tháng thì tiền trợ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đâu cũng sẽ tăng từ 447.000 đồng/ngày lên thành 540.000 đồng/ngày.
Mức trợ cấp mai táng
Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Trợ cấp mai táng
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
Theo đó, nếu mức lương cơ sở tăng từ 1.490.000 đồng/ tháng thành 1.800.000 đồng/ tháng thì: khoản tiền trợ cấp mai táng cũng tăng từ 14,9 triệu đồng lên 18 triệu đồng.
Mức trợ cấp tuất hằng tháng
Căn cứ theo quy định tại Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Mức trợ cấp tuất hằng tháng
1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Theo đó, nếu mức lương cơ sở tăng từ 1.490.000 đồng/ tháng thành 1.800.000 đồng/ tháng thì:
- Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng: Trợ cấp tuất hằng tháng tăng từ 1,043 triệu đồng/tháng lên thành 1,26 triệu đồng/tháng.
- Trường hợp còn lại: Trợ cấp tuất hằng tháng tăng từ 745.000 đồng/tháng lên thành 900.000 đồng/tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?