Tăng điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi tại các trường học thuộc địa bàn TP. Hồ Chí Minh như thế nào?
Tình hình triển khai tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại các trường học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh?
Theo Công văn 5247/SYT-NVY năm 2022 cho biết qua kết quả giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, ngày 02/8/2022:
Toàn Thành phố có 64 trường thuộc 13 quận, huyện Quận 1, Quận 4, Quận 7, Quận 8, Bình Chánh, Bình Thạnh, Gò Vấp, Hóc Môn, Nhà Bè, Phú Nhuận, Thủ Đức, Cần Giờ, Củ Chi) tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại trường cho học sinh; 09 quận, huyện chưa triển khai tiêm vắc xin tại trường học (Quận 3, Quận 5, Quận 6, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân); và nhất là có 02 quận, huyện không tổ chức tiêm vắc xin cho trẻ em tại trường học và các điểm tiêm cố định khác trên địa bàn (Quận 5, Quận 10).
Lý do chính của việc chưa tổ chức được điểm tiêm vắc xin cho trẻ tại trường học là các Trung tâm y tế chưa nhận được danh sách học sinh cần tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Tăng điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi tại các trường học thuộc địa bàn TP. Hồ Chí Minh như thế nào? (Hình từ internet)
Tăng điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi tại các trường học thuộc địa bàn TP. Hồ Chí Minh như thế nào?
Căn cứ Công văn 5247/SYT-NVY năm 2022 Bộ y tế đề nghị triển khai tiêm phòng Vacxin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi tại các trường học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh như sau:
- Trước tình hình số ca mắc COVID-19 đang có khuynh hướng tăng trở lại, để bảo vệ trẻ em trước nguy cơ mắc COVID-19, Sở Y tế đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố chọn tháng 8/2022 là tháng cao điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, thành phố Thủ Đức phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế tổ chức tháng cao điểm tiêm vắc xin cho học sinh ngay tại các trường học trên địa bàn.
- Để có thể phát huy hiệu quả của tháng cao điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi đang sinh sống, học tập trên địa bàn Thành phố, Sở Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân Quận 3, Quận 5, Quận 6, Quận 10, Quận 11, Quận 12, quận Tân Bình, quận Tân Phú, quận Bình Tân khẩn trương chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo lập danh sách học sinh trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định nhưng chưa được tiêm đầy đủ; gửi danh sách cho trung tâm y tế trong ngày 02/8/2022 để phối hợp tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho học sinh ngay tại trường học vào ngày 03/8/2022.
- Ngoài ra, nhanh chóng hướng dẫn các cơ sở giáo dục trên địa bàn truyền thông đúng nội dung đến từng phụ huynh và học sinh để đến các điểm tiêm thực hiện tiêm chủng.
- Sở Y tế đề nghị các Ủy ban nhân dân Quận 3, Quận 5, Quận 6, Quận 10, Quận 11, Quận 12, quận Tân Bình, quận Tân Phú, quận Bình Tân quan tâm chỉ đạo triển khai các nội dung như trên nhằm tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi đang sinh sống và học tập trên địa bàn.
Khẩn trương hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dưới 18?
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu khẩn trương hướng dẫn tiêm vaccine cho người dưới 18 tuổi và tiêm tăng cường; thúc đẩy thử nghiệm, cấp phép các loại thuốc điều trị COVID-19…
- Thông báo 266/TB-VPCP năm 2021 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về thuốc, vaccine, sinh phẩm, trang thiết bị phục vụ phòng chống dịch COVID-19 nêu rõ:
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 về thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát dịch bệnh COVID-19, trong đó xác định phải thực hiện đồng bộ các giải pháp y tế, hành chính, kinh tế xã hội. Trong các giải pháp về y tế phải đồng bộ cách ly, xét nghiệm, vaccine, điều trị.
- Dự kiến đầu năm 2022 có ít nhất một nhà máy sản xuất vaccine đi vào hoạt động.
- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã có nhiều văn bản chỉ đạo việc thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu vaccine, sinh phẩm, thuốc, vật tư thiết bị phòng chống dịch bệnh chủ động, hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời tăng cường năng lực công nghiệp dược, trang thiết bị y tế.
- Ngay từ đầu năm 2020, nhiều nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu đã được Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp xác định, tham gia, thực hiện.
Đến nay, Việt Nam đã làm chủ công nghệ, sản xuất được nhiều loại sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị phục vụ công tác chống dịch.
Nghiên cứu sản xuất vaccine đã có những bước đi ban đầu rất nhanh, đạt kết quả tốt. Từ giữa năm 2021, chủ yếu tập trung các khâu thử nghiệm lâm sàng, xem xét cấp phép thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế.
- Khẩn trương hướng dẫn tiêm vaccine cho người dưới 18 tuổi và tiêm tăng cường; đánh giá tổng thể nhu cầu vaccine (kể cả cho trẻ em); số lượng, tiến độ giao hàng vaccine đã ký kết nhập khẩu hoặc tiếp nhận viện trợ; tiến độ và công suất sản xuất vaccine trong nước… trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch nhập khẩu, mua trong nước bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm; hàng tuần báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
- Thúc đẩy thử nghiệm, cấp phép các loại thuốc điều trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?